Trong những năm gần đây, Nghệ An đã gặt hái được nhiều thành tích cao trong việc đưa các mô hình tham gia dự thi các giải về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) ở cấp quốc gia và khu vực.
Tuy nhiên, để có được những kết quả này, ngoài việc tạo động lực, khơi dậy niềm đam mê thì sự đồng bộ hóa trong việc triển khai cơ chế, chính sách tạo “bệ phóng” cho các hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST có hiệu quả đang được đông đảo cá nhân, doanh nghiệp hưởng ứng.
Cùng với cả nước, từ năm 2015 đến nay, Nghệ An cũng đã có nhiều mô hình khởi nghiệp ĐMST, cho ra “lò” những mô hình kinh tế, làm giàu chính đáng bắt đầu từ con số “0” về vốn, cơ sở hạ tầng ở nhiều địa phương trên địa bàn.
Nhiều người không khỏi ngỡ ngàng khi được ông chủ của chuỗi kinh doanh của mô hình HTX sản xuất kinh doanh sản phẩm sạch Từ Tâm do bà Hoàng Thị Ngọc Ánh làm chủ tịch HĐQT có địa chỉ tại xóm 6, xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu.
Dù mới khởi nghiệp được gần 3 năm trở lại đây nhưng cách làm, cách triển khai vận hành chuỗi mô hình của HTX này đã có hiệu quả ngay từ khi áp dụng vào thực tiễn. Điển hình như việc áp dụng chuỗi “khép kín” về quy trình sinh sản, chăm sóc để giống bò thịt HF (Holstein Friesian) cho giá trị dinh dưỡng cao hiện đang được thị trường ưu chuộng với quy mô sản sản xuất đạt 13.500kg/năm.
Nói về mô hình của mình, bà Hoàng Thị Ngọc Ánh – Chủ tịch HĐQT HXT sản xuất kinh doanh sản phẩm sạch Từ Tâm cho biết, sắp tới đây, đơn vị sẽ tạo các chuỗi khâu liên kết với bà con nông dân địa phương để tạo cơ chế win-win, giúp họ vừa có công ăn việc làm, tăng thu nhập.
Cách làm của mô hình HTX sản xuất kinh doanh sản phẩm sạch Từ Tâm cũng được Nghệ An khuyến khích, nhân rộng với những cá nhân, doanh nghiệp giàu tiềm năng về ý tưởng sáng tạo để áp dụng vào thực tiễn khởi nghiệp.
Để “tiếp lửa” cho chuỗi các chương trình khởi nghiệp ĐMST, vào ngày 23/11/2020, ông Nguyễn Xuân Sơn – Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An đã ký, ban hành Nghị quyết số 12/2020/NQ-HĐND về việc quy định nội dung và mức chi từ ngân sách nhà nước hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.
Nhiều nội dung chương trình như tổ chức sự kiện ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; phát triển hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực và dịch vụ cho khởi nghiệp ĐMST; hoạt động truyền thông về khởi nghiệp ĐMST;… cũng được Nghệ An triển khai hỗ trợ mức chi thích hợp để động viên, tiếp sức.
Đặc biệt, việc phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ hoạt động khởi nghiệp ĐMST sẽ được hỗ trợ tối đa không quá 800 triệu đồng/mô hình được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với dự án sửa chữa lần đầu (gồm sửa chữa, cải tạo, mua sắm lắp đặt trang thiết bị của dự án), lắp đặt hạ tầng công nghệ thông tin trong trường hợp đơn vị đã có sẵn mặt bằng, cơ sở hạ tầng cho Khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp.
Mặt khác, Nghệ An cũng hỗ trợ tối đa 40% kinh phí cung cấp không gian số, dịch vụ hỗ trợ trực tuyến; kinh phí sản xuất thử nghiệm, làm sản phẩm mẫu, hoàn thiện công nghệ cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.…
Có thể bạn quan tâm