Nghị định 93/2021: Mở đường cho hoạt động từ thiện cá nhân

Diendandoanhnghiep.vn Nghị định 93/2021 lần đầu tiên mở ra hành lang pháp lý cho phép cá nhân huy động tiền từ thiện và có quy định ràng buộc để việc này được minh bạch, tránh bị lợi dụng.

Nội dung Nghị định 93/2021/NĐ-CP ( sau đây gọi tắt là "Nghị định 93") có nhiều điểm mới so với Nghị định 64/2008, trong đó nêu rõ những yêu cầu cụ thể về quản lý tài chính, công khai nguồn đóng góp. Đặc biệt, đây cũng là lần đầu tiên cá nhân được phép kêu gọi từ thiện song phải tuân thủ một số quy định.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 93/2021/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố...

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 93/2021/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố...

Lý giải những quy điểm mới trong quy định lần này, bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc cho biết không ai được độc quyền làm từ thiện và hoàn toàn đồng tình quy định mở rộng đối tượng được vận động, huy động nguồn lực xã hội cho công tác thiện nguyện.

Nghị định 64/2008 không cho nhưng thực tế nhiều người kêu gọi, phân phối tài sản từ thiện rất hiệu quả và chúng tôi tổng kết việc này khi xây dựng Nghị định 93. Việc thiện nguyện luôn xuất phát từ cái tâm; hỗ trợ người khác khi khó khăn là tấm lòng, đạo lý con người Việt Nam nên không thể ngăn cản. 

Quy định mới khuyến khích cá nhân, tổ chức có điều kiện hỗ trợ các trường hợp, địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai, sự cố, dịch bệnh; cùng chính quyền khắc phục khó trong bối cảnh nguồn lực ngân sách eo hẹp”, bà Ánh lý giải.

Về vấn đề này, theo Luật sư Đặng Văn Cường, việc Chính phủ ban hành Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định cụ thể về về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố, hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo để bổ sung Nghị định 64/2008/NĐ-CP là cần thiết và kịp thời.

Theo luật sư Đặng Văn Cường, xét quy định tại Điều 5 của Nghị định 64/2008/NĐ-CP trước đây thì chỉ có các quỹ tín dụng, quỹ từ thiện, mặt trận tổ quốc và hội chữ thập đỏ mới được phép kêu gọi, vận động, tiếp nhận, phân phát hàng, quà từ thiện cho đồng bào gặp thiên tai, lũ lụt, hạn.

Ngoài các tổ chức nêu trên thì các tổ chức, cá nhân khác không được phép thực hiện hoạt động kêu gọi, tiếp nhận tiền từ thiện với bất cứ hình thức nào. Quy định này nhằm quản lý hoạt động từ thiện, tránh những hoạt động từ thiện tự phát làm phát sinh các tiêu cực xã hội.

Tuy nhiên văn bản này ban hành vào thời điểm mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet vẫn chưa phát triển, các hoạt động trên mạng xã hội chưa nhiều, hoạt động kêu gọi từ thiện chủ yếu diễn ra tại chỗ và do các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện. Bởi vậy nhu cầu cấp thiết của cuộc sống là phải bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về việc tổ chức, cá nhân khác đứng ra kêu gọi, tiếp nhận từ thiện”, luật sư Đặng Văn Cường nhấn mạnh.

Các khoản đóng góp tự nguyện do cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố phải đảm bảo tính công khai, minh bạch.

Các khoản đóng góp tự nguyện do cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố phải đảm bảo tính công khai, minh bạch.

Tại khoản 1 Điều 17 của Nghị định 93, cá nhân có trách nhiệm thông báo trên các phương tiện thông tin truyền thông về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận (đối với tiền), địa điểm tiếp nhận (đối với hiện vật), thời gian cam kết phân phối và gửi bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú theo mẫu.

Đồng thời, khoản 2 Điều 17 của Nghị định 93 quy định rõ cá nhân phải mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện. Đồng thời, phải có biên nhận các khoản quyên góp từ thiện nếu các nhà hảo tâm có yêu cầu.

Đặc biệt, sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận quyên góp đã cam kết, không được phép tiếp nhận thêm tiền ủng hộ và phải thông báo đến ngân hàng nơi mở tài khoản về việc dừng tiếp nhận tiền ủng hộ.

"Việc quy định lập tài khoản riêng để tiếp nhận tiền từ thiện cũng là nội dung cần thiết và thiết thực, việc quy định thời hạn, thời gian phân phát tiền, hàng từ thiện là điều cần thiết để tránh trường hợp kéo dài việc kêu gọi và giải ngân chậm trễ như trường hợp của Hoài Linh", luật sư Đặng Văn Cường nhấn mạnh.

Luật sư Đặng Văn Cường cho hay, nghị định này được ban hành sẽ chấm dứt tình trạng hoạt động từ thiện tự phát, thiếu quản lý, thiếu giám sát và nguy cơ tiêu cực, biển thủ, chiếm đoạt hàng, quà từ thiện.

"Đối với những người không đủ tâm, không có tầm, đạo đức thấp kém thì không đủ tư cách cũng như không thể đạt hiệu quả khi tham gia kêu gọi từ thiện. Bởi vậy những thủ tục đăng ký kêu gọi vận động từ thiện là cần thiết để xác định đối tượng, công khai danh tính, công khai thủ tục, công khai nội dung và hiệu quả của công tác từ thiện", luật sư Đặng Văn Cường nói.

Ngoài ra, trách nhiệm thông báo, phối hợp với chính quyền địa phương trong việc phân phát hàng, quà từ thiện cũng là một nội dung quan trọng để làm cơ sở xác nhận hiệu quả, thực tế hoạt động từ thiện.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nghị định 93/2021: Mở đường cho hoạt động từ thiện cá nhân tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714120918 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714120918 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10