Nghị định số 130/2020/NĐ-CP: Lời giải cho bài toán phòng, chống tham nhũng

Diendandoanhnghiep.vn Với hàng loạt quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập, của người có chức vụ, quyền hạn,… Nghị định số 130/2020/NĐ-CP được đánh giá là lời giải thực tế cho bài toán phòng, chống tham nhũng hiện nay…

Nghị định số 130/2020/NĐ-CP được ban hành ngày 30/10/2020 của Chính phủ, quy định về việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/12/2020, Nghị định được đánh giá sẽ tạo ra những đột phá mới trong công tác phòng, chống tham nhũng.

Như, tại Điều 20 của Nghị định nêu rõ, người có nghĩa vụ kê khai mà tẩu tán, che dấu tài sản, thu nhập, cản trở hoạt động kiểm soát tài sản, thu nhập, không nộp bản kê khai sau hai lần được đôn đốc bằng văn bản thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý bằng một trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, bãi nhiệm, buộc thôi việc, giáng cấp bậc quân hàm, giáng cấp bậc hàm…

Nghị định số 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ, quy định về việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được đánh giá cao trong công tác phòng, chống tham nhũng - Ảnh minh họa

Nghị định số 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ, quy định về việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được đánh giá cao trong công tác phòng, chống tham nhũng - Ảnh minh họa

Theo đó, những người có nghĩa vụ kê khai hàng năm bao gồm các ngạch công chức và chức danh như: chấp hành viên, điều tra viên, kế toán viên, kiểm lâm viên, kiểm sát viên, kiểm soát viên ngân hàng, kiểm soát viên thị trường, kiểm toán viên, kiểm tra viên của Đảng, hải quan, thuế, thanh tra viên, thẩm phán.

Những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ phó trưởng phòng trở lên công tác trong một số lĩnh vực như: tổ chức tuyển dụng, thi nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức; quản lý các đối tượng nộp thuế; thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý thị trường… và người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Ngoài ra, Nghị định số 130/2020/NĐ-CP cũng quy định, người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập mà kê khai không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý theo quy định tại Điều 51 của Luật Phòng, chống tham nhũng.

Sự ra đời của Nghị định số 130/2020/NĐ-CP là lời giải thực tế cho bài toán phòng, chống tham nhũng hiện nay - Ảnh minh họa

Sự ra đời của Nghị định số 130/2020/NĐ-CP là lời giải thực tế cho bài toán phòng, chống tham nhũng hiện nay - Ảnh minh họa

Thực tế, trong năm qua, công tác phòng, chống tham nhũng cũng đã đạt được nhiều tín hiệu tích cực thể hiện cụ thể trên con số như:

Toàn ngành Thanh tra đã triển khai 6.875 cuộc thanh tra hành chính, qua thanh tra, kiến nghị thu hồi 44.582 tỷ đồng và trên 1.401ha đất; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 2.656 tập thể và nhiều cá nhân.

Cơ quan Kiểm toán Nhà nước, đã kiến nghị xử lý tài chính 54.770,44 tỷ đồng; chuyển hồ sơ 4 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra; 2 vụ việc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an điều tra, xử lý theo quy định.

Cơ quan Công an cũng đã thụ lý điều tra 531 vụ án, 1.245 bị can phạm tội về tham nhũng, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp thụ lý giải quyết 350 vụ/962 bị can, Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 436 vụ với 1.175 bị cáo; đã xét xử sơ thẩm 269 vụ, 645 bị cáo phạm các tội tham nhũng…

Thông tin với báo chí, Tổng Kiểm toán Nhà nước - Hồ Đức Phớc khẳng định, việc thực hiện kê khai kiểm soát thu nhập sẽ có tác dụng to lớn nhằm làm cho cán bộ “không thể”, “không dám” tham nhũng.

Theo ông Hồ Đức Phớc, Nghị định số 130/2020/NĐ-CP sẽ làm cho những người có ý đồ tham nhũng không dám tham nhũng vì không thể che đậy được tài sản, nếu sai phạm cũng sẽ dễ dàng bị xử lý do bị phát hiện tài sản bất minh.

“Các biện pháp quản lý chặt chẽ của Chính phủ sẽ góp phần quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi của cán bộ, làm cho họ “không thể tham nhũng" bởi những chính sách chặt chẽ, minh bạch, có tác dụng kiểm soát lẫn nhau; “không dám tham nhũng" vì sợ bị trừng trị; "không cần tham nhũng" vì chế độ đãi ngộ đầy đủ, nếu thực hiện tốt “3 không” ấy thì chắc chắn, tình hình tham nhũng sẽ giảm. Việc kê khai và kiểm soát tài sản của người có chức vụ, quyền hạn chính là biện pháp phòng ngừa tham nhũng hiệu quả.

Tôi cho rằng, việc công khai minh bạch tài sản, đẩy mạnh kiểm tra giám sát và tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt là những biện pháp phòng, chống tham nhũng hiệu quả và cần được áp dụng để ngăn ngừa tham nhũng”, Tổng Kiểm toán Nhà nước – Hồ Đức Phớc nêu quan điểm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nghị định số 130/2020/NĐ-CP: Lời giải cho bài toán phòng, chống tham nhũng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714548073 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714548073 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10