Nghịch lý doanh nghiệp gạo

Diendandoanhnghiep.vn Giá gạo thế giới đang tăng, nhu cầu cao, nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam lại đang phải điều chỉnh lợi nhuận. Điều gì khiến các doanh nghiệp hạ mục tiêu lợi nhuận năm nay?

>>>Gạo lên cơn "sốt giá", các quốc gia nào sẽ gặp khó?

Theo số liệu của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) cho thấy, giá gạo toàn cầu đã tăng tháng thứ năm liên tiếp, với mức tăng lên đến 3,5% kể từ tháng 4. Trong đó, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao hơn so với một số nước xuất khẩu gạo truyền thống như Ấn Độ, Pakistan, Myanmar….

Giá gạo toàn cầu đã tăng tháng thứ năm liên tiếp, với mức tăng lên đến 3,5% kể từ tháng 4.

Giá gạo toàn cầu đã tăng tháng thứ năm liên tiếp, với mức tăng lên đến 3,5% kể từ tháng 4.

Tuy nhiên, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, trong 4 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 2,05 triệu tấn gạo, mang về tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD, tăng 4,4% về khối lượng nhưng lại giảm 6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Trên thực tế, đang xuất hiện các mối lo ngại về nguồn cung gạo do nhu cầu nội địa đối với gạo gia tăng ở các quốc gia xuất khẩu gạo đông dân của châu Á. Đặc biệt, hàng loạt các quốc gia xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới, như Ấn Độ, Trung Quốc hay là Indonesia có thể hạn chế các lô hàng xuất khẩu, khiến cho giá gạo tiếp tục đẩy lên cao.

Ngoài ra, lạm phát tăng cao kỷ lục ở nhiều quốc gia đã làm tăng giá thực phẩm như thịt, gia cầm, cá, trái cây, ngũ cốc đóng gói sẵn, trong khi giá cả các loại ngũ cốc như lúa mì và yến mạch tăng cao, khiến người tiêu dùng đang lựa chọn việc ăn nhiều gạo hơn. 

Các doanh nghiệp gạo Việt Nam lo ngại lợi nhuận

Giá gạo thế giới đang tăng cao, nhu cầu lớn, nhưng hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam lại đang điều chỉnh lợi nhuận. Đây rõ ràng là một nghịch lý.

Nhưng, cách doanh nghiệp gạo Viêt Nam lại cắt giảm dự báo lợi nhuận.

Nhưng, cách doanh nghiệp gạo Viêt Nam lại cắt giảm dự báo lợi nhuận.

Công ty cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An đã điều chỉnh lợi nhuận sau thuế giảm gần 6 lần so với kế hoạch đề ra hồi đầu năm, ngay trước thềm đại hội cổ đông. Trước đó, việc đề ra chỉ tiêu ghi nhận 600 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế của Trung An được xem là mốc đột phá kỷ lục.

Trong khi đó, công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang cũng dự kiến điều chỉnh kế hoạch kinh doanh trong phiên họp bất thường cuối tháng này. Cụ thể, doanh thu hợp nhất sẽ giảm hơn một nửa, lợi nhuận trước thuế giảm hơn hai phần ba so với con số được thông qua ở phiên họp thường niên trước đó.

Ngoài ra, Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời cũng đã công bố kế hoạch lợi nhuận giảm 4% so với năm trước. Doanh nghiệp này chỉ đề mục tiêu lãi 400 tỷ đồng. Con số này cũng được giữ nguyên cho cả năm 2023.

>>>Thái Bình: Tìm giải pháp đưa sản xuất lúa gạo dẫn đầu cả nước

>>>Đề xuất phát triển dự án sản xuất lúa gạo chất lượng cao ĐBSCL

Nguyên nhân vì đâu?

Trên thực tế, “nhất nước nhì phân tam cần tứ giống” là câu tục ngữ của nhân dân ta chỉ ra 4 yếu tố quan trọng để làm nên một vụ mùa bội thu trong nông nghiệp lúa nước, bao gồm: Nước, phân bón, công chăm sóc và giống.

Giá các loại phân bón và chi phí đầu vào đã khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm.

Giá các loại phân bón và chi phí đầu vào đã khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm.

Nhưng, yếu tố thời tiết năm nay đang gây ra những rủi ro lớn cho việc thực hiện kế hoạch kinh doanh và sản xuất của bà con nông dân và các doanh nghiệp. Đầu năm, thời tiết đã có những diễn biến bất thường, trái quy luật như Đồng bằng sông Cửu Long mưa sớm vào giai đoạn lúa chín ảnh hưởng đến sản lượng thu mua. Còn khu vực Bình Định - Quảng Nam mưa lụt lịch sử, Tây Nguyên - Quảng Nam có rét nàng bân vào tháng 4, giai đoạn lúa trỗ...

Bên cạnh đó, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, cùng với việc thức ăn chăn nuôi và giá phân bón tăng cao kỷ lục đã gây ra áp lực lớn cho người nông dân và doanh nghiệp. Nhìn chung, phân bón đang chiếm gần một nửa giá thành sản xuất trong ngành trồng trọt. Trong khi, giá cả của các loại phân bón đều có mức tăng đến hai chữ số, có loại tăng gấp 2-3 lần so với đầu năm ngoái.

Ngoài ra, ngành gạo cũng đang chịu tác động lớn bởi chi phí vận chuyển tăng cao. Các công ty gạo đang nhìn thấy chi phí vận chuyển ăn mòn vào lợi nhuận của họ. Trung An cho biết phí vận chuyển đến các địa điểm châu Á đã tăng gấp đôi và đến châu Âu đã tăng gấp ba lần so với năm ngoái. Trong khi Angimex cho rằng xuất khẩu gạo vào thị trường châu Á có tỷ suất lợi nhuận thấp, rủi ro cao và chi phí logistic tăng mạnh.

Có thể thấy, trong bối cảnh giá lương thực thực phẩm trên thế giới đang trong chiều hướng tăng mạnh, nhưng các doanh nghiệp kinh doanh và xuất khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam lại cắt giảm dự báo lợi nhuận, ngoài những nguyên nhân khách quan còn liên quan đến sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và chiến lược giá của chính các doanh nghiệp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nghịch lý doanh nghiệp gạo tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714066942 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714066942 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10