Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
Những tưởng với các lệnh trừng phạt nghiêm khắc nhất từ phương Tây sẽ khiến nước Nga kiệt quệ. Nhưng, có vẻ điều đó đã không xảy ra.
>>>Mỹ tăng cường lệnh trừng phạt làm "nóng" căng thẳng với Nga
Doanh thu của Nga từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch sang Liên minh châu Âu (EU) tăng vọt trong hai tháng qua, bất kể việc một số người mua tránh xa năng lượng Nga và tìm nhà cung cấp thay thế, một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA ) cho biết.
Nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của EU khoảng 46,3 tỷ USD trong vòng hai tháng, tương đương 70% doanh thu xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga trên toàn cầu, lên tới 66,3 tỷ USD. Con số này cao hơn gấp đôi giá trị năng lượng của Nga mà các nước EU nhập khẩu trong cùng hai tháng năm ngoái, Lauri Myllyvirta nhà phân tích hàng đầu của CREA cho biết.
Điều này được cho là do giá cả năng lượng đã tăng vọt trong thời gian qua, khi các quốc gia thoát khỏi tình trạng ngừng hoạt động, đẩy nhu cầu lên cao. Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng Ukraine đã tiếp tục thúc đẩy giá dầu và khí đốt, trong khi các quốc gia thành viên OPEC cũng đã không đạt được mức tăng sản lượng như đã cam kết, khiến nguồn cung bị thắt chặt hơn nữa.
Kết quả nghiên cứu được công bố khi châu Âu đang chịu áp lực ngày càng tăng trong việc cấm nhập khẩu dầu của Nga và xúc tiến việc loại bỏ khí đốt của Nga để ngăn chặn việc làm giàu cho Điện Kremlin, đồng thời gián tiếp tài trợ cho cuộc chiến ở Ukraine.
Đây cũng là thời điểm mà công ty năng lượng Gazprom của Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria, trong nỗ lực gây áp lực buộc các công ty châu Âu phải trả bằng đồng Rúp.
Khi các lệnh trừng phạt của phương Tây nhắm vào Nga, các nhà quan sát đã cho rằng, nền kinh tế nước này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng với việc cắt đứt các ngân hàng trung ương của Nga khỏi hệ thống SWIFT và đóng băng khoảng một nửa trong số 600 tỷ USD dự trữ ngoại hối của nước này.
Nhưng, thực tế đang cho thấy, tài sản của Nga lại đang phình ra trong sóng gió, trong khi các nước châu Âu vẫn chưa thể tìm cách thoát ra khỏi sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch của Nga.
>>>Kích thích kinh tế mùa dịch COVID-19 (Kỳ II): Tham vọng của Liên minh châu Âu
>>>Vực dậy kinh tế (Bài 1): EU với công cụ "Coronabonds" và định chế ECB
Trên thực tế, việc cắt bỏ các nhiên liệu hóa thạch của Nga một cách ngay lập tức đang là một thách thức đối với khối 27 quốc gia, vốn trước chiến tranh phụ thuộc vào Nga với khoảng 40% lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu, cũng như 27% lượng dầu và 46% lượng than nhập khẩu.
Theo các nhà quan sát, việc chấm dứt đột ngột những giao dịch mua này sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tiêu dùng và doanh nghiệp, đặc biệt đối với Đức, quốc gia mua nhiên liệu hóa thạch của Nga lớn nhất trên toàn cầu, với lượng mua trị giá 9,6 tỷ USD trong vòng hai tháng qua. Trong khi Ý với 7,3 tỷ USD gửi vào tài khoản của Nga.
Một số công ty năng lượng châu Âu hiện đang đàm phán với Gazprom về các hợp đồng khí đốt của họ. Trong tuần này, công ty Uniper của Đức và công ty OMV của Áo cho biết họ “có thể tuân thủ cơ chế thanh toán mới của Nga mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của EU”.
EU đã cam kết sẽ phá vỡ sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga vào năm 2027 và đang tiến hành một lệnh cấm vận dầu mỏ có thể được công bố sớm nhất vào tuần tới, nhưng báo cáo cho thấy rằng các biện pháp đa dạng hóa được công bố từ trước đến nay sẽ đạt được rất ít hiệu quả trong ngắn hạn.
Các nhà phân tích của CREA cho biết: “Mọi thứ đã được công bố xoay quanh năng lượng xanh và hiệu quả năng lượng đều rất ấn tượng, nếu nhìn vào tác động tiềm tàng trong vài năm tới. Nhưng, trong ngắn hạn, có vẻ mọi thứ đang rất tồi tệ”.
Để đưa ra kết luận, các nhà nghiên cứu của CREA đã theo dõi việc giao hàng bằng đường biển bằng cách sử dụng dữ liệu vị trí tàu (AIS) và việc giao hàng bằng đường ống sử dụng dữ liệu từ Eurostat và Mạng lưới các nhà khai thác hệ thống truyền tải châu Âu cho khí đốt.
Có thể bạn quan tâm
Châu Âu có thể chống đỡ trong cuộc chiến khí đốt với Nga?
04:30, 29/04/2022
Le Pen và chính trị cực hữu - nỗi sợ của châu Âu!
05:30, 18/04/2022
Từ “điểm nóng” Bucha, Châu Âu sẽ "tất tay" với Nga?
05:20, 06/04/2022
Căng thẳng Nga - Ukraine làm giảm tăng trưởng khu vực châu Âu
04:30, 06/04/2022
Châu Âu sẽ ra sao nếu không thanh toán khí đốt bằng đồng Rúp?
05:00, 03/04/2022
Lạm phát tăng cao kỷ lục, châu Âu đối mặt quyết định nâng lãi suất sớm
11:00, 02/04/2022
Nga suy yếu, lỗi tại Putin hay vì châu Âu?
05:26, 01/04/2022
Châu Âu có dễ “thoát” năng lượng Nga?
21:28, 29/03/2022