Những ngày này, dọc theo bờ biển Đà Nẵng vào lúc tờ mờ sáng nhộn nhịp hơn bao giờ hết bởi tiếng của các ngư dân cập bờ. Tại bãi biển Thọ Quang (quận Sơn Trà, Đà Nẵng), các thuyền nhỏ mang theo cả tạ ruốc biển cập bến để bán cho thương lái cùng người dân. Sau mỗi chuyến ra khơi, ngư dân địa phương có thể kiếm được vài triệu đồng với món quà tặng của biển cả.

Theo giải thích của các ngư dân địa phương, con ruốc (hay còn gọi là tép moi, tép biển hay moi) bắt đầu tập trung nhiều nhất từ tháng Chạp đến tháng ba âm lịch hàng năm. Như thế, cứ đến mỗi mùa ruốc, ngư dân tại vùng ven biển lại tấp nập ra khơi để hái “lộc biển” mang về đất liền.

Từ tở mờ sáng, ngư dân đã tập trung để đưa ruốc lên bờ và bán cho thương lái.

Từ tở mờ sáng, ngư dân đã tập trung để đưa ruốc lên bờ và bán cho thương lái.

Để bắt đầu một chuyến ra khơi, ngư dân thương chuẩn bị từ chiều ngày hôm qua. Tàu thuyền sẽ khởi hành vào lúc 17 giờ chiều và bắt đầu đánh bắt khi nhận ra vùng có nhiều ruốc tập trung. Khi đến nơi, ngư dân sẽ chong đèn thật sáng để thu hút lượng ruốc đến, sau đó họ sẽ dùng vợt đan bằng lưới mỏng để xúc ruốc đưa lên thuyền.

Cứ như thế, cách nhau vài giờ đồng hồ những chiếc thuyền chứa đầy ruốc lại quay đầu vào bờ để tập kết. Sau đó, thuyền sẽ quay trở lại làm việc cho đến sáng ngày hôm sau và mang thành phẩm đi bán cho thương lái.

Ruốc biển được tập kết trước khi thương lái đến cân và thua mua.

Ruốc biển được tập kết trước khi thương lái đến cân và thu mua.

Sau khi thỏa thuận, ruốc được cho vào thùng để mang đi tiêu thụ.

Với mức giá từ 40.000-50.000 đồng/1kg, sau mỗi chuyến ra khơi ngư dân có thể bỏ túi từ 2-3 triệu đồng.

Anh Thanh Tùng (38 tuổi, trú quận Sơn Trà) cho biết các ngư dân địa phương vẫn quanh năm bám vào biển để trang trải cuộc sống. Thường ngày người dân sẽ đi xa hơn để đánh bắt cá, câu mực,... đến khi mua ruốc bắt đầu họ sẽ tập trung để đánh bắt, đến khi hết mùa sẽ quay lại với việc đánh cá hàng ngày.

“Tầm bắt đầu từ tháng Chạp âm lịch chúng tôi sẽ bắt đầu việc xúc ruốc. Nhưng để đúng thời điểm ruốc nhiều phải đợi qua Tết Nguyên đán, hiện tại đang là đỉnh điểm của mùa ruốc năm nay. Công việc xúc ruốc có phần mệt mỏi vì phải làm việc xuyên đêm tuy nhiên ngược lại bán rất chạy, giá thành ổn định nên kinh chúng tôi cũng cố gắng để có thêm thu nhập”, anh Tùng chia sẻ.

Với mức giá từ 40.000-50.000 đồng/1kg, sau mỗi chuyến ra khơi ngư dân có thể bỏ túi từ 2-3 triệu đồng.

Với mức giá từ 40.000-50.000 đồng/1kg, sau mỗi chuyến ra khơi ngư dân có thể bỏ túi từ 2-3 triệu đồng.

Anh Tùng cũng cho biết thêm năm nay dù trúng mùa ruốc biển nhưng sản lượng đánh bắt vẫn có phần ít hơn so với mọi năm. Tuy nhiên, các ngư dân vẫn hài lòng bởi thương lái đến mua rất nhanh kể từ khi vừa đưa lên bờ. Sau các khoản chi phí, ngư dân có thể kiếm được từ 2-3 triệu đồng sau mỗi chuyến ra khơi.

Các thương lái thua mua ruốc cho biết ruốc tươi ngon được trả giá từ 40.000- 50.000 đồng/kg. Mỗi thuyền có thể thu hoạch được vài tạ đến hàng tấn ruốc sau mỗi chuyến ra khơi nên thua nhập của ngư dân trong những ngày này rất ổn định.

Những con ruốc tươi ngon sẽ được dùng để chế biến với các thực phẩm khác dùng trong bữa ăn hằng ngày.

Những con ruốc tươi ngon sẽ được dùng để chế biến với các thực phẩm khác dùng trong bữa ăn hằng ngày.

Hoặc rửa sạch, mang phơi khô hoặc làm mắm để bảo quản được lâu hơn.

Hoặc rửa sạch, mang phơi khô hoặc làm mắm để bảo quản được lâu hơn.

 “Năm nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên sức mua có giảm hơn so với những năm trước, vì vậy giá thua mua cũng có phần thấp hơn. Tuy nhiên, giá thành giảm không đáng kể nên mỗi ngày ngư dân kiếm được hàng triệu đồng cho công việc xúc ruốc này là chuyện bình thường”, một tiểu thương tên Hạnh cho biết.

 Ngư dân địa phương nói thêm ruốc biển được bán tại điểm tập kết có 03 loại đó là ruốc tươi dùng để chế biến món ăn hoặc loại ruốc dùng để phơi khô và ruốc làm mắm. Việc phơi khô và làm mắm sẽ giúp bảo quản ruốc được lâu hơn, đây cũng là đặc sản của người dân vùng biển vào mỗ mùa biển động. Lúc đó ruốc sẽ được mang ra để chế biến ăn kèm với các loại thức ăn khác.

Là món ăn giàu dinh dưỡng, được xem là đặc sản của các vùng ven biển nên ruốc bán rất chạy, sẽ hết ngay sau khi được đưa lên bờ.

Là món ăn giàu dinh dưỡng, được xem là đặc sản của các vùng ven biển nên ruốc bán rất chạy, sẽ hết ngay sau khi được đưa lên bờ.

Người dân địa phương cũng tranh thủ mua về nhà để dùng trong bữa com gia đình.

Người dân địa phương cũng tranh thủ mua về nhà để dùng trong bữa com gia đình.