Người tiêu dùng lo ngại logistics “cản trở” thương mại điện tử

Diendandoanhnghiep.vn Vấn đề hậu cần - logistics là mối quan tâm, thậm chí là "rào cản" với nhiều người tiêu dùng khi áp dụng thương mại điện tử, đặc biệt ở những thành phố cấp hai.

Ấn phẩm khảo sát người tiêu dùng Việt Nam với chủ đề "Kiên cường trước khó khăn" vừa được Deloitte Đông Nam Á công bố, chỉ ra nhiều thay đổi trong tâm lý và hành vi của người tiêu dùng Việt ngay trong thời kỳ đại dịch Covid-19.

vẫn còn nhiều rào cản đối với việc áp dụng thương mại điện tử và thanh toán số.

Vẫn còn nhiều rào cản đối với việc áp dụng thương mại điện tử và thanh toán số.

Theo đó, không nằm ngoài những quốc gia chịu tác động và những hệ quả kinh tế khó khăn của đại dịch Covid-19 nhưng Việt Nam có thể được xem là một trong những nền kinh tế kiên cường trong khu vực Đông Nam Á. Điều tạo nên sự khác biệt tại Việt Nam là những nỗ lực chống dịch sớm, tương đối thành công, và việc người dân tuân thủ hầu hết các yêu cầu về giãn cách. Những nỗ lực chống dịch đã tạo nên những người tiêu dùng Việt Nam kiên cường, lạc quan về nền kinh tế.

Cụ thể, những thay đổi quan trọng trong hành vi và mô hình mua sắm mới xuất hiện sau khi thực hiện khảo sát của Deloite tại bốn thành phố lớn: Cần Thơ,  Đà Nẵng, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Nhóm nghiên cứu khám phá hành trình tiêu dùng khi phân tích tác động của đại dịch và các xu hướng kinh tế vĩ mô đến ba phương diện cảm tính, chi tiêu và nhận thức.

Những thay đổi gồm, thứ nhất, người tiêu dùng Việt Nam nhìn chung lạc quan về nền kinh tế, dù tình hình đại dịch COVID-19 vẫn đang tiếp diễn.

“Sự lạc quan này có thể được quan sát thấy ngay cả ở những người tiêu dùng thuộc nhóm thu nhập thấp hơn. Đây có thể là kết quả của sự tin tưởng vào thành tích tăng trưởng kinh tế nhất quán của Việt Nam. Tuy nhiên, có sự phân hóa trong tâm lý người tiêu dùng theo hướng Bắc – Nam”, khảo sát chỉ rõ.

Thứ hai, không có sự dịch chuyển rõ rệt từ kênh thương mại truyền thống sang thương mại hiện đại trong đại dịch COVID-19. Nhóm nghiên cứu lý giải, đây có lẽ là kết quả của những quy định về giãn cách ít nghiêm ngặt hơn mà Việt Nam áp dụng, cũng như những điểm hấp dẫn mà các kênh thương mại truyền thống tiếp tục giữ như sự gần gũi và tiện lợi.

Thứ ba, vẫn còn nhiều rào cản đối với việc áp dụng thương mại điện tử và thanh toán số. “Vấn đề hậu cần - logistics là mối quan tâm của nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là những người ở thành phố cấp hai như Cần Thơ. Mặt khác, một số vấn đề khác cũng tiếp tục cản trở việc sử dụng thanh toán số như việc người tiêu dùng thuộc nhóm thu nhập thấp không tiếp cận được tài khoản ngân hàng, nhóm thu nhập cao hơn lo ngại về tính bảo mật/gian lận”, kết quả khảo sát của Deloite chỉ rõ.

Cuối cùng, nhóm nghiên cứu rút ra, các công ty trong ngành tiêu dùng phải lưu ý rằng việc thúc đẩy người tiêu dùng Việt Nam lặp đi lặp lại hành vi mua hàng tại các sàn thương mại điện tử sẽ đòi hỏi nhiều hơn những chiến thuật giữ chân người tiêu dùng đơn giản như giảm giá hoặc tặng phiếu ưu đãi. Thay vào đó, người tiêu dùng Việt Nam tỏ ra khá sáng suốt và ngày càng tập trung vào chất lượng của hành trình mua hàng từ khi thực hiện giao dịch và giao hàng đến trả hàng và hoàn tiền. 

Nhờ bàn đạp là sự phát triển như vũ bão của công nghệ, thương mại điện tử ở Việt Nam đang ở thời kì

Nhờ bàn đạp là sự phát triển như vũ bão của công nghệ, thương mại điện tử ở Việt Nam đang ở thời kì "bình minh rực rỡ".

Trên thực tế, với tốc độ tăng trưởng trung bình vào khoảng 33%/năm, dự kiến, giá trị thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt mốc 106.000 tỉ đồng trong năm 2022, tương ứng với khoảng 4,6 tỷ USD. Nhờ bàn đạp là sự phát triển như vũ bão của công nghệ, thương mại điện tử ở Việt Nam đang ở thời kì "bình minh rực rỡ", là một trong những quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng thương mại điện tử cao nhất trên thế giới với sự xuất hiện của nhiều công ty thương mại điện tử, tiêu biểu như: Sendo, Adayroi!, Tiki, Lazada, Shopee... Kèm theo đó, áp lực ngày càng tăng lên hệ thống logistics, chuỗi cung ứng, các kênh phân phối và bán lẻ, cũng như hệ thống nhà xưởng, nhà kho.

Trong khi đó, mặc dù đã có nhiều cải thiện nhưng để hóa giải những thách thức, rào cản về logistic để bắt nhịp cũng như "rộng đường" cho thương mại điện tử với những bước đi thần tốc trong thời gian tới, theo các chuyên gia kinh tế, về vĩ mô, cần tạo điều kiện thuận lợi để ngành logistics có nhiều cơ hội phát triển và tham gia sâu hơn vào những trung tâm giao dịch vận tải thế giới.

PGS. TS Phạm Tất Thắng, Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nghiên cứu thương mại, Bộ Công thương nhận định, ứng dụng công nghệ mới là chìa khóa để phát triển logistic trong thời đại 4.0. Ở nước ta hiện nay, môi trường ứng dụng công nghệ thông tin của cả nền kinh tế vẫn còn ở mức thấp. Do đó, Chính phủ cần tiếp tục có những giải pháp nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng kết nối đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các cảng hàng không…

Ở một khía cạnh khác, các chuyên gia cho rằng, các sàn thương mại điện tử cũng cần có chiến lược chủ động hơn nữa về việc xây dựng và phát triển hệ thống kho vận, tự động hóa các kho hàng thương mại điện tử nhằm tối ưu hóa hiệu suất và chi phí. Theo đó, xu hướng ứng dụng kết hợp giữa hệ thống thông tin - tự động hóa - trí tuệ nhân tạo trong quản lý chuỗi cung ứng từ khâu thu mua tới khâu phân phối đang diễn ra mạnh mẽ và đây cũng là giải pháp hữu hiệu cho các nhà thương mại điện tử.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Người tiêu dùng lo ngại logistics “cản trở” thương mại điện tử tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714035827 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714035827 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10