Nguồn nhân lực thời kỳ hậu COVID-19 sẽ như thế nào?

Diendandoanhnghiep.vn Dịch bệnh COVID-19 đang xảy ra ở các TP lớn trên cả nước khiến những cuộc tản cư về quê chưa từng có đã xuất hiện suốt thời gian qua đang làm cho bản đồ phân bổ nguồn lao động bị biến động.

Mặc dù điều này đã được cảnh báo từ trước, thế nhưng kịch bản đối phó với vấn đề thừa – thiếu nguồn nhân lực phục vụ tại các nhà máy, xí nghiệp… ở các địa phương nơi được xem là “thủ phủ” ngành công nghiệp khi COVID-19 được khống chế đang trở thành bài toán khó.

Hàng nghìn người tản cư về quê

Những ngày này, dọc đường thiên lý Bắc – Nam, hình ảnh từng đoàn người dìu dắt nhau trên các phương tiện cá nhân, chủ yếu là xe gắn máy nhọc nhằn kéo nhau về quê giống như một cuộc trẩy hội quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử.

Đặc biệt, dọc theo QL 1A trên địa phận các tỉnh miền Trung từ Thanh Hoá cho đến Thừa Thiên – Huế, tình trạng người dân mang theo cả trẻ nhỏ đèo nhau trên xe gắn máy với lỉnh kỉnh đồ đạc sinh hoạt vượt hàng nghìn km từ các tỉnh phía Nam như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đông Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu… đi cả tuần trời để về quê trong những ngày này.

Không việc làm, dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan trên diện rộng ở 19 tỉnh, thành phía Nam, nơi họ đã gắn bó nhiều năm qua nay phải chấp nhận “chạy dịch”.

Riêng tỉnh Nghệ An cũng dự kiến đón khoảng 7.000-10.000 công dân ở các tỉnh phía Nam đăng ký về quê đợt này. Nhiều địa phương khác như Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế… cũng có vài chục nghìn công dân ở các tỉnh phía Nam có nhu cầu về quê.

“Ở cũng khó mà về càng cực” – đó là lời tâm sự mà nhiều người quê ở các tỉnh miền Trung cho biết khi chúng tôi hỏi về nguyên nhân của cuộc di cư trong bối cảnh hiện nay.

Nếu bám trụ ở lại miền Nam thì cuộc sống sinh hoạt càng khó khăn hơn khi lương thực khan hiếm, việc làm không có thì lấy đâu ra chi phí trang trải sinh hoạt cho cả gia đình. Bây giờ chấp nhận về, dù hành trình tự túc bằng phương tiện cá nhân có thể khổ cực, vất vả hơn nhưng đích đến quê hương sẽ giúp họ có điểm tựa gia đình, người thân bao bọc, che chở…

Nhiều dòng người dìu dắt nhau bằng xe máy từ các tỉnh phía Nam về quê (ảnh chụp tại chốt khai báo y tế xã Chiêu Liêu, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An vào ngày 29/7)

Nhiều dòng người dìu dắt nhau bằng xe máy từ các tỉnh phía Nam về quê. (Ảnh chụp tại chốt khai báo y tế xã Chiêu Liêu, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An ngày 29/7)

Thậm chí, có những đôi vợ chồng trẻ, từ huyện miền núi rẻo cao biến giới như Kỳ Sơn, Nghệ An mới vào Bình Dương làm công nhân được 3,4 năm nay, cuộc sống đỡ vất vả hơn làm nương, làm rẫy nơi quê nhà nhưng họ cũng chấp nhận hoà vào dòng người để đem theo các con nhỏ trở về.

Khi được hỏi, về quê sau này sẽ làm gì, họ cũng không trả lời được nhưng cuộc sống sinh hoạt trong lúc dịch COVID-19 bùng phát, khiến nhiều nơi bị phong toả, cách ly nơi thành phố lớn… trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người.

Ông Nguyễn Hữu Minh – Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn, Nghệ An nói với phóng viên rằng, địa phương sẽ cố gắng bố trí cho tất cả bà con được vào khu cách ly là những ngôi trường bán trú để tầm soát, ngăn dịch COVID-19 lây lan.

“Dự kiến ở huyện Kỳ Sơn sẽ có khoảng 2 nghìn công dân từ các tỉnh, thành phía Nam trở về trong đợt này.

Tính đến 29/7, địa bàn cũng đã tiếp nhận hơn 300 người đi xe máy trở về quê được chúng tôi tiến hành test nhanh rồi bàn giao cho xã tiếp nhận, đưa vào khu cách ly y tế theo quy định” – ông Nguyễn Hữu Minh cho biết thêm.

Bài toán cân đối nguồn nhân lực sau dịch COVID-19

Trong vài thập niên trở lại đây, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng “vệ tinh” trở thành nơi mà lao động ở các tỉnh, thành địa phương trên cả nước, đặc biệt khu vực miền Trung tìm đến để sinh sống, làm việc.

Nhiều gia đình đã mặc định lựa chọn những tỉnh, thành nói trên trở thành quê hương thứ 2 của mình để gắn bó. Chính vì vậy, đây là cơ hội để các doanh nghiệp lớn yên tâm đầu tư vì nguồn cung ứng nhân lực dồi dào.

Theo thống kê của các cơ quan chức năng, mỗi năm trung bình TP Hồ Chí Minh tăng thêm khoảng 200.000 dân có đăng ký chính thức, chưa kể hàng trăm nghìn người tạm trú khi đến sinh sống, làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất…

Mặc dù hiện nay chưa có con số thống kê chính thức về số lượng dân tản cư khỏi TP Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh, thành phía Nam về quê, nhưng ước tính phải đến hàng chục nghìn người “chạy dịch” COVID-19.

Theo đại diện các doanh nghiệp thì đây là thực trạng đang ở mức báo động cho bức tranh phân bổ nguồn lao động nếu trạng thái bình thường mới được lập lại sau khi dịch COVID-19 được ngăn chặn, khống chế. Và, hệ luỵ tác động dây chuyền do thiếu hụt nguồn lao động tham gia sản xuất kinh doanh là vô cùng lớn, khó có thể trở tay kịp nếu không có lời giải ngay từ bây giờ cho thời kỳ hậu đại dịch COVID-19 sau này.

Vấn đề phân bổ, sử dụng nguồn lao động sau đại dịch COVID-19 đang được quan tâm khi hiện tượng dòng người liên tục tản cư trở về quê trong bối cảnh hiện nay

Vấn đề phân bổ, sử dụng nguồn lao động sau đại dịch COVID-19 đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm khi hiện tượng dòng người liên tục tản cư trở về quê trong bối cảnh hiện nay

Nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra các xu hướng về bài toán sử dụng, bố trí nguồn nhân lực khi dịch COVID-19 đã và đang được khống chế, ngăn chặn. Ngay trong đại dịch COVID-19, họ đã chú trọng tới việc sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ khoa học – kỹ thuật để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey (MGI), các ngành nghề như Y tế, khoa học, vận tải sẽ cần số lượng lớn nguồn nhân lực trong khi ngành nghề lao động thủ công, dịch vụ sẽ bị cắt giảm…

Còn tại diễn đàn quốc tế về “Tương lai việc làm trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và cách mạng công nghiệp 4.0 - Phát triển kỹ năng thiết yếu cho thanh niên Việt Nam” do Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các tổ chức quốc tế tổ chức vào ngày 14/7/2021 thì xu hướng sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao cũng được các đại biểu quan tâm.

Bởi trên thực tế, Việt Nam là nước có dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm tới 60%. Nhưng, số người có trình độ kỹ thuật cao, lao động đã qua đào tạo để có thể thích ứng với cuộc cách mạng 4.0 vẫn còn thấp so với các quốc gia trong khu vực. 

Chính vì vậy, đã đến lúc Bộ LĐTB&XH cũng như các Bộ, ngành, tỉnh, thành liên quan phải đưa ra lời giải cho việc phân bổ nguồn lao động ngay từ bây giờ cho bức tranh phát triển hồi phục nền kinh tế - xã hội thời kỳ hậu đại dịch COVID-19.

  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nguồn nhân lực thời kỳ hậu COVID-19 sẽ như thế nào? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713929112 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713929112 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10