Singgapore, New Zealand và Mexico là ba trong sáu nền kinh tế mà hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã có hiệu lực. Sẽ tác động ra sao đến Việt Nam?
Việc hiểu rõ các nền kinh tế trong CPTPP có tầm quan trọng đặc biệt khi Hiệp định này đã chính thức có hiệu lực ở 6 thành viên. Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng không lâu sau đó.
4. Singgapore
Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu từng như sau về Việt Nam: “Nếu có vị trí số một ở Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam. Bởi so sánh về địa chính trị, tài nguyên, con người, Việt Nam không thể xếp sau nước nào trong khu vực”.
Có thể bạn quan tâm
06:15, 31/12/2018
05:30, 31/12/2018
Với diện tích chỉ bằng huyện Cần Giờ (TPHCM) và 5,5 triệu dân, nhưng đảo quốc Sư tử là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới tính theo thu nhập bình quân đầu người.
Singgapore cũng là một nền kinh tế dịch vụ đẳng cấp cao - chiếm 73% GDP, có thể mô tả ngắn gọn: “mua nguyên liệu thô + chế biến sâu = xuất khẩu”, dầu mỏ, nước ngọt là một ví dụ.
Các mặt hàng chính của ngành công nghiệp Singapore là điện tử, hóa chất, thiết bị khoan lọc dầu, chế biến cao su và các sản phẩm từ cao su, thực phẩm chế biến và đồ uống, sửa chữa tàu biển, xây dựng, công nghệ sinh học.
Mặc dù quy mô thị trường không lớn (tính theo dân số) nhưng Singgapore là nơi nhập khẩu hầu hết các nhu yếu phẩm.Việt Nam hoàn toàn có thế trở thành nhà cung cấp rất nhiều mặt hàng cho Singgapore, đồng thời tham khảo mô hình tăng trưởng.
Đặc biệt, Singgapore là một đất nước “sạch” theo nhiều nghĩa, một Chính phủ hiệu quả, giáo dục phát triển, chính sách thuế ưu việt…
Ông Lý Quang Diệu từng khẳng định với Chủ tịch nước Nguyên Minh Triết trong chuyến thăm Việt Nam hồi năm 2007, rằng: “Nếu thắng trong cuộc đua giáo dục, sẽ thắng trong phát triển kinh tế”.
5. New Zealand
Đây là nền kinh tế nông nghiệp công nghệ cao tiêu biểu trên thế giới, dựa vào đó, kinh tế New Zealand tăng trưởng đáng kinh ngạc từ năm 1990 đến nay và được xếp hạng “một trong những nơi văn minh nhất thế giới”. Ngoài ra, New Zealand còn đứng đầu trên thế giới về chỉ số phát triển xã hội (SPI), con người (HDI).
Các ngành trọng điểm của kinh tế New Zealand chính là: nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp; ngoài ra còn có năng lượng.
Đây là thị trường mà các mặt hàng may mặc, da dày điện tử của Việt Nam có thể tăng cường “đổ bộ”. Ngược lại nông sản Việt vào New Zaeland luôn gặp khó khăn bởi chốt chặn chất lượng.
Ngoài ra, New Zaeland còn có một ngành kinh tế “dịch vụ giáo dục” rất có uy tín, là điểm đến lý tưởng cho du học sinh Việt Nam.
Tháng 3/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có chuyến thăm chính thức đến New Zealand, đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển các lĩnh vực như nông nghiệp, giáo dục, thương mại…
Việt Nam và New Zealand đã thiết lập đối tác toàn diện từ năm 2009, đến nay thương mại hai chiều đạt 1,3 tỷ USD, mặc dù có hiều hướng tăng nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng kim ngạch của Việt Nam.
6. Mexico
Mexico là một trong 15 nền kinh tế lớn nhất thế giới, quy mô thị trường 130 triệu dân, tổng sản phẩm quốc nội đạt 1,1 ngàn tỷ USD.
Cũng như Canada, kinh tế Mexico phụ thuộc rất lớn vào Mỹ, năm 2018, 81% xuất khẩu của nước này đều ở thị trường Mỹ.
Nhiều năm nay Mexico bị gắn chặt với Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) nay là USMCA. Và một số quốc gia Nam Mỹ; ở Châu Á, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Mexico.
Các cơ quan tài chính đánh giá chính sách thuế mới của Mỹ sẽ có thể tạo ra một làn sóng thoái vốn đầu tư khoảng 9 -11 tỷ USD ở Mexico và tăng trưởng của nền kinh tế thứ 2 Mỹ Latinh trong năm 2019 giảm xuống.
Việc tham gia CPTPP được coi là một lối ra của Mexico, khi họ có thể giao thương mạnh mẽ hơn với các nền kinh tế ở bên kia Thái Bình Dương.
Mexico là nước công nghiệp hiện đại, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là điện tử, dầu mỏ và các sản phẩm của dầu mỏ, máy bay, bạc, máy vi tính và máy chủ, màn hình LCD, công nghệ sinh học, động cơ ô tô, điện thoại di động, kim loại, thiết bị công nghiệp.
Hiện nay, tổng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Mexico khoảng 5 tỷ USD. Các mặt hàng chủ đạo mà Việt Nam xuất sang đất nước Trung Mỹ là dệt may, da giày, thủy sản.
Như vậy, trong 6 nền kinh tế đầu tiên mà CPTPP có hiệu lực, Việt Nam là “chú bé tí hon” nếu xem xét qua các con số lượng hóa. Dự báo là rất khó khăn khi một loạt các điều kiện bị nới lỏng hoặc thắt chặt, đặc biệt hàng rào thuế quan bị gỡ bỏ.
Song, Việt Nam có rất nhiều cơ hội để tận dụng mọi mặt, từ kinh tế, văn hóa, xã hội từ các thành viên CPTPP. Vì đây là 10 nền kinh tế/ quốc gia rất đa dạng tiềm lực.