Năm 2018 năm “tang tóc” của đất nước Indonesia. Tháng 10 máy bay Lion Air rơi, gần 200 người đã thiệt mạng trên chuyến bay JT610 và ngày 22/12 vừa qua sóng thần bất ngờ làm ít nhất 281 người chết.
Bất cứ một quốc gia nào trên thế giới khi gặp phải thảm họa thiên tai đều không tránh khỏi sự mất mát. Quá khứ kinh hoàng ở Nhật Bản, Thái Lan hiện tại đầy đau thương ở Indonesia - do thiên tai, khiến chúng ta không khỏi giật mình.
Giật mình vì Việt Nam mất gần hết rừng, thủy điện mọc lên như nấm, và nếu không may phải nhận những con sóng cao vài chục mét, chúng ta có đỡ nổi, khi mà miền duyên hải quá mỏng manh!
Ngày 22/12, đất nước Indonesia đã gặp một cơn sóng thần bất ngờ ập đến tại eo biển Sunda mà không có bất kỳ một cảnh báo nào được đưa ra. Vào ban đêm, khi thủy triều cao nhất, lúc người dân đang sinh hoạt, giải trí thì một cơn sóng thần đã cuốn trôi đi tất cả trước sự chứng kiến bàng hoàng của mọi người. Con số thương vong là không kể xiết.
Các chuyên gia cho rằng vụ phun trào của núi lửa Anak Krakatoa kèm theo tác động của thủy triều lúc trăng tròn đã gây ra lở đất và sóng thần. Đây không phải là lần đầu tiên Anak Kraratoa gây thiệt hại cho Indonesia.
Số người chết trong thảm kịch có thể còn tăng vì nhiều khu vực thiệt hại vẫn chưa được tiếp cận. Trong khi đó, các chuyên gia cảnh báo nguy cơ có thêm các đợt sóng thần mới. Trước đó, gần 200 người đã thiệt mạng hồi tháng 10 khi chuyến bay JT610 của Lion Air đi từ Jakarta đến đảo Bangka rơi xuống biển chỉ vài phút sau khi cất cánh.
Chỉ trong vòng hơn 2 tháng, đất nước Indonesia đã phải đón nhận hai thảm kịch với con số thương vong hàng trăm người. Trước mất mát đau thương về người và kinh tế, các nước láng giềng lân cận đều gửi những lời chia buồn sâu sắc nhất. Tổng thống Nga Vladimur Putin và Thủ tướng Dmitry Medvedev gửi lời chia buồn tới chính phủ và người dân Indonesia. "Tôi mong các nạn nhân sớm phục hồi và trở lại cuộc sống bình thường sau thảm họa".
Nhưng nhìn từ thiên tai của Indonesia, mỗi quốc gia đều cần phải xem xét lại cách đối xử với thiên nhiên và không thể coi thường hệ thống cảnh báo sớm. Khi cảnh báo cao nhất thì thiên tai xảy ra rủi ro sẽ là thấp nhất.
Có thể bạn quan tâm
06:37, 20/11/2018
02:18, 24/12/2018
Chúng ta chia sẻ với người dân Indonesia trước mất mát quá lớn lao này. Trong chúng ta ai cũng mong là cả đời không bao giờ phải trải qua cảm giác đối diện với sự hung dữ của mẹ thiên nhiên. Nhưng có những con người đã may mắn sống sót khi đối diện với sóng thần.
Năm 2004, cơn địa chấn Sumatra-Andaman từng kích hoạt một chuỗi đợt sóng thần chết người lan tỏa khắp Ấn Độ Dương với những cơn sóng cao 30 m, tàn phá cộng đồng dân cư ven biển ở Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan và nhiều nơi khác.
225.000 người thuộc 11 quốc gia đã thiệt mạng. Phuket của Thái Lan là một trong những nơi ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong thảm họa tồi tệ đó, sự sống sót của các nạn nhân đã tạo nên những câu chuyện kỳ diệu. Một trong những câu chuyện ấy được đạo diễn người Tây Ban Nha, Juan Antonio Bayona, kể trên màn ảnh rộng với cái tên The Impossible
Trong thảm họa sóng thần đó có diễn viên hàng đầu của Trung Quốc, Lý Liên Kiệt đã may mắn thoát chết bằng kỹ năng sống và võ thuật của mình. Tuy nhiên, điều đó đã ám ảnh anh rất lâu trong nhiều năm trời khiến anh rất khó khăn để quay trở lại nơi đó thêm một lần nữa.
Chúng ta cũng từng biết đến thảm họa sóng thần 2011 tại Nhật. Thủ tướng Shinzo Abe từng tuyên bố, khu vực đông bắc bị tàn phá sau thảm họa kép là một phép thử quan trọng trong kế hoạch phục hồi kinh tế quốc gia của ông. Chính phủ Nhật Bản đã phân bổ ngân sách 25 nghìn tỷ yen (250 tỷ USD) cho kế hoạch tái thiết 5 năm ở các vùng trung tâm thảm họa.
Một bản tin của đài NHK vào tháng 3/2015 cho biết, hơn 50% trong tổng số khoảng 3.500 doanh nghiệp ở các vùng đông bắc Nhật Bản đã đạt mốc doanh số tương đương với giai đoạn trước thiên tai.
Từ thảm họa Fukushima, Nhật Bản đã cho thế giới thấy tính ưu việt của mình, từng đoàn người ngay ngắn xếp hàng nhận thực phẩm giữa cái ngổn ngang đổ nát, vì sao họ không chen lấn? Đó là cả một câu chuyện dài mà chúng ta thường hay trầm trồ khi nhắc đến đất nước hoa anh đào.
Công cuộc tái thiết ở Nhật Bản cũng là hình mẫu về tốc độ, quyết tâm, và đầy trách nhiệm của những nhà chức trách. Hơn hết, đó là khả năng sinh tồn của con người khi bị đặt vào hoàn cảnh éo le, không tự nhiên mà tác phẩm văn học "Ông già và biển cả" từng đoạt Nobel!
Như vậy, việc gặp phải thiên tai là điều không mong muốn của bất kỳ đất nước nào. Nhưng nếu xảy ra thì người dân cần phải đối diện và nỗ lực phục hồi và vượt qua khủng hoảng. Và việc thiên tai càn quét cũng là một bài toán đưa ra cho vấn đề bảo vệ môi trường. Khi chúng ta không bảo vệ môi trường, tàn phá thiên nhiên thì thiên nhiên sẽ đáp trả chúng ta bằng những giận dữ khôn lường.