Xoay quanh Diễn đàn kinh tế cấp cao Việt Nam – Pháp ngữ diễn ra sáng 24/3, các đại biểu cho rằng, hợp tác phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam – Châu Phi có nhiều thuận lợi…
>>> Hiện thực hóa thúc đẩy mở rộng đầu tư cho cộng đồng doanh nghiệp
Phát triển tại phiên thảo luận thúc đẩy quan hệ đối tác nông nghiệp giữa Việt Nam và cộng đồng Pháp ngữ, ông Đỗ Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm có vai trò quan trọng trong việc chống khủng hoảng an ninh lương thực, đây là vấn đề được các nước Châu Phi quan tâm ngoài tìm kiếm hợp tác.
Theo ông Tuấn, ngành nông nghiệp Việt Nam hết sức coi trọng hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và cộng đồng Pháp ngữ, nhất là trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam là một trong những nền kinh tế có sự phát triển vượt bậc, từ nước phải đi nhập khẩu lương thực những năm 1990, cho đến nay, Việt Nam đã là một trong 2 nước xuất khẩu gạo lớn.
“Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác phát triển ngành nông nghiệp với các nước trong cộng đồng Pháp ngữ nói chung và các nước Châu Phi nói riêng. Thực tế, Việt Nam đã gửi nhiều các chuyên gia, kỹ thuật viên đến các nước Châu Phi đến các nước để tham gia nghiên cứu phổ biến kiến thức và phối hợp sản xuất, phát triển nông nghiệp chất lượng cao”, ông Tuấn chia sẻ.
Còn theo ông Nguyễn Phúc Nam – phó Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Á - Châu Phi, Bộ Công Thương, cộng đồng các nước Pháp ngữ là một môi trường tư rất giàu tiềm năng, nhất là khi nhiều nước Châu Phi có lợi thế nhất định về đất đai, nguồn lao động dồi dào, cùng với đó là các chính sách ưu đãi đầu tư sản xuất nông nghiệp.
Trong khi các nước Pháp ngữ tại Châu Âu và Bắc Mỹ, nhất là các nước phát triển lại có thế mạnh về sản xuất, với quy mô có kỹ thuật hiện đại, là những thị trường tiêu thụ lớn dù tiêu chuẩn chất lượng đặt ra rất cao và khắt khe về các sản phẩm nông nghiệp.
Đặc biệt, cộng đồng các nước Pháp ngữ và Việt Nam có nhiều sự tương đồng về các tiêu chí phát triển nông nghiệp, thuận lợi cho việc hợp tác, giao lưu thương mại và phát triển nông nghiệp chất lượng cao.
Tại phiên thảo luận, ông Nam cũng đưa ra 7 điểm thuận lợi trong hợp tác phát triển ngành nông nghiệp giữa Việt Nam và cộng đồng các nước Pháp ngữ, bên cạnh những tiềm năng như đã nêu là điều kiện thuận lợi để hình thành các chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất từ các Hiệp định thương mại tự do mà các bên là thành viên.
Có thể bạn quan tâm
Còn nhiều dư địa tăng trưởng giữa doanh nghiệp Việt Nam và Pháp ngữ
10:41, 24/03/2022
Việt Nam tập trung hợp tác quốc tế về nông nghiệp, năng lượng và chuyển đổi số
10:18, 24/03/2022
Hiện thực hóa thúc đẩy mở rộng đầu tư cho cộng đồng doanh nghiệp
10:15, 24/03/2022
Việt Nam tăng cường quan hệ đối ngoại trong khối Pháp ngữ
09:32, 24/03/2022
Xốc lại "quả đấm thép" của nền kinh tế
09:31, 24/03/2022