Nhiều trung gian “đội” giá thuốc

Ngọc Hà 31/08/2018 11:15

Thị trường dược phẩm được đánh giá là “mảnh đất trù phú” để nhà đầu tư trong nước, nước ngoài thậm chí là nhà đầu tư “ngoại đạo” rót vốn.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả, ngành dược phải minh bạch được giá thuốc.

p/Hồ sơ dự thầu của các công ty dược tại Trung tâm mua sắm, Sở Y tế TP.HCM. ẢNH: DUY TÍNH

Hồ sơ dự thầu của các công ty dược tại Trung tâm mua sắm, Sở Y tế TP.HCM. ẢNH: DUY TÍNH

Có thể bạn quan tâm

  • Giá thuốc Việt Nam ổn định và không cao

    10:36, 14/06/2017

  • Chính phủ “siết chặt” quản lý giá thuốc

    05:08, 13/05/2017

  • Thuế tiêu thụ đặc biệt: Xóa nghịch lý giá thuốc lá rẻ hơn giá sữa

    06:05, 10/04/2016

  • Lật tẩy chiêu đẩy giá thuốc

    03:03, 11/07/2015

  • Vì sao bị quản lý mà giá thuốc nhập khẩu vẫn cao?

    00:00, 26/02/2015

  • Quản lý giá thuốc: Bộ Y tế không muốn \"vừa đá bóng vừa thổi còi\"

    00:00, 11/06/2014

Giá thuốc bị “đội” lên nhiều lần

Trao đổi với DĐDN, một doanh nghiệp có nhiều năm hoạt động kinh doanh trong ngành dược cho biết, để đưa được thuốc vào bệnh viện cho đến tay người tiêu dùng phải qua rất nhiều kênh. Điều này sẽ làm giá thuốc bị đội lên gấp nhiều lần.

Mặc dù, ngành dược trong những tháng cuối năm và những năm tiếp theo được dự báo sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng 2 con số. Ngoài ra, thị trường dược cũng được dự báo sẽ tiếp tục sôi động khi có nhiều ông lớn trên thị trường phân phối, bán lẻ như Thế giới Di động, FPT Retail, Digiworld, Nguyễn Kim gia nhập thị trường. Bên cạnh đó, sự gia nhập ồ ạt của các tập đoàn dược phẩm nước ngoài vào khâu sản xuất tại Việt Nam như Sanofi, Taisho, Abbott…

Tuy nhiên, báo cáo được công bố mới đây của Vietnam Report lại cho thấy, những điểm “xám” trong bức tranh triển vọng của ngành dược. Cụ thể, phần lớn doanh nghiệp trong khảo sát cho rằng, các quy trình đấu thầu, hệ thống hành lang pháp lý được hoàn thiện và minh bạch hóa, hay một nền kinh tế vĩ mô phát triển ổn định là những mục tiêu cấp thiết nhất hiện nay.

Còn nhớ, cách đây không lâu, cũng liên quan đến việc có quá nhiều khâu trung gian trong việc phân phối thuốc, bà Phạm Khánh Phong Lan, Đại biểu Quốc hội TPHCM, nguyên Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM cũng từng chỉ ra rằng, việc tăng giá thuốc có rất nhiều nguyên nhân, một là, một số mặt hàng có cấu kết độc quyền để tăng giá. Hai là, tầng nấc trung gian của chúng ta quá nhiều.

“Siết” các quy định nâng giá thuốc

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, được tổ chức mới đây tại Hưng Yên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, ngành y tế cần kiên quyết lập lại hệ thống phân phối ngành dược theo hướng chuẩn hoá lại hệ thống phân phối, từ bệnh viện đến nhà thuốc. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh cơ chế đấu thầu thuốc vừa bảo đảm không khan hiếm thuốc và người bệnh được dùng loại thuốc phù hợp nhất, có chất lượng tốt nhất với giá cả phù hợp nhất.

Ngoài ra, ở góc độ doanh nghiệp, một giám đốc một nhà máy sản xuất dược Việt Nam cũng cho rằng, nguyên nhân giá thuốc cao ở Việt Nam đó là bắt nguồn từ việc đấu thầu thuốc. Bởi, còn tồn tại nhiều mối quan hệ lợi ích nhóm thông qua nhiều tầng nấc trung gia khiến thuốc bị đội giá. Mặc dù, Bộ Y tế đã quy định thuốc vào theo giá trúng thầu và được công bố trên Cổng thông tin điện tử Cục Quản lý dược khi bán ra chỉ được lãi tối đa 2-15%.

Tuy nhiên, cũng theo vị này, việc kiểm soát giá vẫn chưa chặt chẽ, luật pháp vẫn chưa nghiêm khi thuốc kê khai giá vào Việt Nam cao hơn so với giá nhập vào các thị trường khác. Vì vậy, các công cụ kiểm soát giá thuốc của Việt Nam cần phải được thực hiện chặt chẽ. Những công ty nhập khẩu thuốc vào Việt Nam kê khai giá cao hơn so với các quốc gia khác phải bị trừng phạt.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nhiều trung gian “đội” giá thuốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO