Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
Takashimaya, tập đoàn bán lẻ có tuổi đời 180 năm của Nhật Bản, sắp "đầu tư sỉ" tại Việt Nam với khu phức hợp đồ sộ.
>>Gỡ khó cho doanh nghiệp bán lẻ nội địa
Takashimaya là tập đoàn chuyên phát triển hệ thống bán lẻ tại trung tâm thương mại lớn của Nhật Bản, kinh doanh một chuỗi cửa hàng với nhiều sản phẩm, từ quần áo, thực phẩm, mỹ phẩm, trang phục cưới cho đến đồ điện tử.
Nikkei Asia xác nhận, Takashimaya sẽ đầu tư trung tâm mua sắm đồ sộ ở Hà Nội. Đây sẽ là địa điểm mới đầu tiên của công ty ở nước ngoài sau 8 năm “án binh bất động” tại Nhật Bản.
Công ty con Toshin Development đã bắt đầu xây dựng một khu phức hợp phức hợp ở thủ đô Việt Nam trị giá hàng chục triệu USD. Cùng với một cửa hàng bách hóa khoảng 2 tỷ Yên, địa điểm này sẽ bao gồm không gian dành cho nhà ở, văn phòng và người thuê thương mại.
Khu phức hợp Hà Nội sẽ là địa điểm ở nước ngoài đầu tiên của Takashimaya kể từ khi cửa hàng ở Bangkok mở cửa vào năm 2018 và là cửa hàng bách hóa thứ năm của tập đoàn này ở Đông Nam Á và Trung Quốc.
Việt Nam đang được định vị là thị trường tăng trưởng lớn nhất của Takashimaya nhờ tầng lớp trung lưu và thượng lưu gia tăng tốc độ nhanh. Tập đoàn này đặt mục tiêu các hoạt động tại Việt Nam sẽ tăng gấp đôi tổng lợi nhuận và thu nhập từ cổ tức lên 4,4 tỷ yên vào năm 2027.
Với sự góp mặt của Takashimaya, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ sôi động trong thời gian tới với rất nhiều tên tuổi lớn sẵn có như: Aeon, Lotte, Walmart, Uniqlo, Central Group. Và rất nhiều nhà bán lẻ đang tìm kiếm cơ hội đầu tư, như Carrefour, Decathlon (Pháp); Coppel (Mexico); IKEA (Thụy điển), LuLu (UAE).
Trong đó, các thương hiệu đến từ xứ sở hoa anh đào đang phát triển rất mạnh tại nước ta. Ví dụ, Aeon có 8 trung tâm mua sắm sau hơn 11 năm hiện diện tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư hơn 1,18 tỷ USD. Muji, với 7 cửa hàng tại TP.HCM và Hà Nội, tổng diện tích hơn 14.000 m2. Family Mart có cả trăm cửa hàng ở từ Nam chí Bắc,....
Trong khi không ít doanh nghiệp bán lẻ rút khỏi Việt Nam, thì các công ty Nhật vẫn “ăn nên làm ra”, không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh. Đâu là nguyên nhân?
>>Nhật Bản đang "lép vế" tại Đông Nam Á?
Xuất phát điểm, người Việt rất ưa chuộng “giá trị Nhật Bản”, từ văn hóa, lối sống, tác phong, đẳng cấp, bản lĩnh vượt khó,… Do đó, các cửa hàng, sản phẩm mang thương hiệu Nhật thường rất dễ được chấp nhận và lấy làm thước đo tại Việt Nam.
Người Việt mê mẩn từ chiếc đài cassette Akai, Sony; đồng hồ Casio; máy chụp ảnh Canon, Fujifim; nồi cơm điện Sharp... đến chiếc xe hơi Toyota, Honda,… Tất cả không có gì phải phàn nàn nếu không muốn nói sở hữu chúng là niềm tự hào một thời.
Khi các “sứ giả điện tử” không còn mạnh mẽ như xưa thì hàng gia dụng, thực phẩm Nhật thế chỗ. Người ta vẫn thấy yên tâm không bị hớ khi mua chiếc áo Uniqlo hay hộp sữa Meiji, hộp thực phẩm chức năng bổ sung Glucosamin, thậm chí quả chuối Nhật bán trong siêu thị.
Vì vậy, khi người Nhật sang đầu tư làm ăn trực tiếp ở Việt Nam đã nhận được cái nhìn thiện cảm ngay từ đầu. Trên thực tế, 100% doanh nghiệp Nhật đều chỉnh chu bài bản, có trách nhiệm.
Chuỗi cửa hàng cây xăng Idemisu Q8 từng một thời khiến người Việt “rần rần” với cung cách phục vụ “chưa từng có” chỉ vài động tác cúi chào, phục vụ khách hàng đúng nghĩa như “thượng đế”. Đây là đặc điểm rất Nhật Bản - nơi khai sinh ra slogan nổi tiếng “khách hàng là thượng đế”.
Có thể bạn quan tâm
Nhật Bản bỏ lãi suất âm và con đường bình thường hoá chính sách
05:04, 22/03/2024
Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký hợp tác với Hội Doanh nhân trẻ Nhật Bản
21:50, 15/03/2024
Tăng giá trị mới của xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam - Nhật Bản
18:00, 14/03/2024
Thêm nhà đầu tư Nhật Bản rót vốn vào tỉnh Quảng Ninh
00:30, 13/03/2024
Sản phẩm ống thép Hòa Phát xâm nhập thị trường Nhật Bản
10:25, 29/02/2024