Tình trạng buôn lậu vàng tại Việt Nam vẫn diễn ra dai dẳng những năm gần đây, theo ước tính, mỗi năm có khoảng 20 tấn vàng “lậu” tuồn vào Việt Nam sau đó được “phù phép” thành vàng trang sức…
>>Vì sao buôn lậu vàng có đất “diễn”?
Theo thông tin mới nhất từ Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ đã làm rõ dấu hiệu của đường dây buôn lậu vàng từ Lào về Việt Nam do Nguyễn Thị Hóa ở Quảng Trị cầm đầu và hành vi trốn thuế xảy ra tại Công ty Cổ phần Đầu tư Vàng Phú Quý.
Kết quả bước đầu xác định, từ năm 2022 đến nay, Nguyễn Thị Hóa (trú tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) và Nguyễn Thị Gái đã tổ chức đường dây buôn lậu trên 3 tấn vàng (tổng trị giá khoảng 5.000 tỷ đồng) từ Lào về Việt Nam qua cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị) để bán cho các cửa hàng vàng tại Việt Nam thu lời bất chính.
Ngoài ra, phía Công ty Cổ phần Đầu tư Vàng Phú Quý đã kê khai và báo cáo quyết toán thuế năm 2021 không trung thực, vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 143 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 về các hành vi trốn thuế, gây thiệt hại cho Nhà nước, bước đầu xác định là 6,145 tỷ đồng.
Đáng chú ý, đây không phải lần đầu tiên một vụ buôn lậu vàng “khủng” bị cơ quan chức năng phát hiện và triệt phá, trước đó vào những tháng cuối năm 2022, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an, Công an TP HCM và Công an tỉnh Tây Ninh cũng đã triệt phá một đường dây buôn lậu lớn từ Campuchia về Việt Nam. Theo cơ quan chức năng, chỉ tính riêng trong 2 ngày 27 và 28/9/2022, đường dây này đã nhập lậu tới 198 kg vàng.
Từ các vụ án bị phát hiện, cơ quan chức năng cho biết, việc chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới đang tạo kẽ hở và trở thành động lực cho các đối tượng buôn lậu vàng hoạt động. Những vụ án được phát hiện, bắt giữ và khởi tố trong thời gian qua cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Thực tế mỗi năm, tổng số vàng thu được từ các vụ buôn lậu cũng chỉ là rất nhỏ so với khoảng 20 tấn vàng lậu được tuồn vào thị trường Việt Nam hàng năm.
>>Vàng “lậu” hoành hành, cần sớm sửa đổi Nghị định 24/2012
Đáng chú ý, việc chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước là câu chuyện đã được phân tích mổ xẻ và nhiều ý kiến đề nghị cơ quan quản lý vào cuộc trả lại sự liên thông cho thị trường vàng từ nhiều năm nay. Nhưng, điều lạ là càng ý kiến, khoảng cách chênh lệch không những không giảm mà ngày càng cao. Có những thời điểm trong năm 2022, giá vàng lên đến 74 triệu đồng mỗi lượng, kéo mức giá chênh lệch cao hơn giá vàng thế giới tới gần 20 triệu đồng/lượng. Ở thời điểm hiện nay, mức chênh lệch có phần hạ nhiệt nhưng vẫn “neo” ở mức 13-14 triệu đồng mỗi lượng. Nhiều ý kiến cho biết, việc chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới đang củng cố một sự thực về vấn nạn buôn lậu vàng mà trước đến giờ vẫn là câu hỏi của nhiều người.
Trả lời báo chí, chuyên gia vàng Huỳnh Trung Khánh cho biết, cứ khi nào có chênh lệch khoảng 2% giữa giá vàng trong nước và quốc tế là có hiện tượng nhập/xuất lậu vàng. “Như vậy, với những thời điểm giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới lên đến gần 20 triệu đồng mỗi lương, tức mức chênh lệch vào khoảng gần 30%, thì các đối tượng buôn lậu không thể bỏ qua cơ hội béo bở này được”, ông Khánh nói.
Đồng quan điểm, ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch Công ty cổ phần Kinh doanh và Đầu tư vàng Việt Nam còn cho rằng, thậm chí mức chênh lệch chỉ cần 1% vẫn có thể dẫn đến buôn lậu vàng, bởi vàng có giá trị vật chất rất lớn. Chỉ cần mang trót lọt qua biên giới một vài lượng vàng hết sức nhỏ gọn, dễ che giấu - tiền lời có thể nhiều triệu đồng. Lãi suất buôn lậu vàng không kém buôn ma túy.
“Khác với các mặt hàng cùng chủng loại khác như ngoại tệ luôn có seri, vàng buôn lậu, chỉ cần trót lọt qua biên giới sẽ “mất dấu”, bởi, các đối tượng mua vàng lậu sẽ nấu chảy thành vàng nguyên liệu, trở thành nguồn trôi nổi tuồn vào các xưởng chế tác, từ đó sẽ ra đời một sản phẩm vàng mới, “thoát xác” hoàn toàn, nghiễm nhiên trở thành báu vật”, ông Hải chia sẻ.
Còn nữa…
Có thể bạn quan tâm