Những bước tiến mới của ngành thủy sản Quảng Ninh

MINH HUỆ 18/01/2024 02:15

Thủy sản là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Quảng Ninh. Đặc biệt thủy sản còn là phát triển các hình thức nuôi lồng bè, giàn bè với nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao.

>>>Sớm triển khai tuyến đường kết nối Bắc Giang - Hải Dương - Quảng Ninh

Ngành kinh tế quan trọng

Theo Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn: Quảng Ninh với đường bờ biển dài và gần 60.000ha mặt nước biển trải dài từ TX Quảng Yên đến TP Móng Cái, Quảng Ninh sở hữu những lợi thế nổi trội để phát triển các hình thức nuôi lồng bè mà rất ít địa phương trong cả nước có được, đặc biệt là phát triển các hình thức nuôi lồng bè, giàn bè với nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao. 

Thủy sản là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Quảng Ninh, và cũng là ngành có quan hệ mật thiết với bảo vệ nguồn lợi biển, môi trường, bảo vệ an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trên các vùng biển. 

Hiện toàn tỉnh có 104 doanh nghiệp và HTX nuôi trồng thuỷ sản, trên 10.300 cơ sở nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó có gần 2.850 cơ sở nuôi biển (chiếm 27% tổng số cơ sở nuôi toàn tỉnh); sản lượng nuôi biển hàng năm khoảng 45.000-50.000 tấn (chiếm 50-55% tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản).

Với đường bờ biển dài và gần 60.000ha mặt nước biển trải dài từ TX Quảng Yên đến TP Móng Cái, Quảng Ninh sở hữu những lợi thế nổi trội để phát triển các hình thức nuôi lồng bè mà rất ít địa phương trong cả nước có được (Ảnh Báo Quảng Ninh)

Với đường bờ biển dài và gần 60.000ha mặt nước biển trải dài từ TX Quảng Yên đến TP Móng Cái, Quảng Ninh sở hữu những lợi thế nổi trội để phát triển các hình thức nuôi lồng bè mà rất ít địa phương trong cả nước có được (Ảnh Báo Quảng Ninh)

Bước vào năm 2024, ngành thủy sản Quảng Ninh xác định thực hiện các giải pháp: Tổ chức hoạt động khai thác hợp lý với trữ lượng nguồn lợi thủy sản hiện trạng; tổ chức nuôi trồng bám sát định hướng Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU...

Nhờ định hướng phù hợp và các giải pháp rõ trọng tâm, trọng điểm, tổng sản lượng thủy sản năm 2023 của tỉnh đạt trên 177.200 tấn (nuôi trồng trên 100.000 tấn, khai thác gần 77.000 tấn), tăng 7,8% so với năm 2022, tăng 4,12% so với kế hoạch đề ra đầu năm. Có thể thấy, sản xuất thủy sản của Quảng Ninh đã có những chuyển biến tích cực, phát huy tốt lợi thế việc sở hữu 250km bờ biển với trên 6.000km2 mặt nước...

Theo thống kê của Chi cục Thủy sản, toàn tỉnh hiện có 5.556 tàu khai thác thuỷ sản. 100% tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên hoạt động tại vùng khơi đều đã thực hiện đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản và lắp đặt, đồng bộ thiết bị giám sát hành trình tàu cá. Đối với lĩnh vực NTTS, số cơ sở đang duy trì hoạt động là hơn 11.000, chủ yếu nuôi tôm, nhuyễn thể, cá biển, nuôi nước ngọt. Tỉnh cũng cơ bản hoàn thành mục tiêu thay thế hơn 6,85 triệu quả phao xốp trong NTTS, góp phần tạo chuyển biến đáng kể về chất lượng môi trường tự nhiên.

Không chỉ hoàn thành vượt chỉ tiêu về khai thác và nuôi theo kịch bản tăng trưởng, năm 2023 tỉnh cũng triển khai hiệu quả công tác bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Đặc biệt, Sở NN&PTNT đã triển khai 104 cuộc thanh tra, tuần tra, kiểm soát, kiểm tra trong lĩnh vực thuỷ sản, xử phạt 158 trường hợp vi phạm, thu phạt 1,675 tỷ đồng.

Đường dây nóng bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhận được sự tham gia tích cực của người dân, giúp cho việc tiếp nhận, xử lý thông tin được hiệu quả với 214/214 tin báo được xử lý, thu nộp NSNN 502 triệu đồng... Cùng với đó là công tác khắc phục những tồn tại trong chống khai thác IUU đã có nhiều kết quả tích cực, khắc phục được cơ bản các nội dung khuyến cáo của Ủy ban châu Âu.

Đặt kỳ vọng...

Theo ông Đỗ Quang Sáng – CT HĐQT Công ty CP XNK Thủy sản Quảng Ninh: Thủy sản Quảng Ninh có lợi thế để phát triển. Đó là vùng ngư trường Vịnh Bắc Bộ rộng lớn và giàu nguồn lợi. Với đường biển dài thuận lợi cho giao thương, eo biển kín gió, thuận lợi để nuôi trồng thủy sản ở vùng biển sâu. Trong đó, các bãi triều và rừng ngập mặn là môi trường sinh trưởng, cư trú phát triển của thủy hải sản.

Hiện diện tích nuôi trồng thủy sản của Quảng Ninh có trên 32.000ha, trong đó riêng nuôi biển đã chiếm đến 68%

Hiện diện tích nuôi trồng thủy sản của Quảng Ninh có trên 32.000ha, trong đó riêng nuôi biển đã chiếm đến 68% (Ảnh minh họa)

Theo ông Sáng, thủy sản Quảng Ninh đang phát triển đúng và hướng bền vừng và giá trị cao, chuyển mạnh mẽ từ hướng khai thác gần bờ sang xa bờ, gắn với bảo vệ nguồn lợi và môi trường biển, từ nuôi cảnh quang sang nuôi công nghiệp. Sự chuyển động này giúp thủy sản Quảng Ninh tiến ra biển lớn, gắn với khoa học công nghệ cao và vươn ra thị trường quốc tế.

Nhằm khai thác và phát huy thế mạnh, tận dụng đối đa lợi thế cạnh tranh, tập trung giải quyết khó khăn, vượt qua thách thức, thời gian qua, Chi cục Thủy sản Quảng Ninh (Sở NN&PTNT) phối hợp với Công ty CP Tập đoàn STP nghiên cứu, thiết kế và thử nghiệm Mô hình khu nuôi biển đa canh, đa giá trị tại đảo Phất Cờ (xã Hạ Long, huyện Vân Đồn).

Mô hình khu nuôi sử dụng tối đa tài nguyên mặt nước, đưa năng suất, sản lượng tăng gấp 1,5-2 lần so với nuôi biển thông thường (10-20 tấn/ha/vụ). Chi phí nhân công giảm được 1/2, tái sử dụng vật liệu trên 50%, giảm chi phí bảo trì bảo dưỡng. Giai đoạn 2023-2025, tỉnh dự kiến triển khai thêm 2 khu vực tại TP Cẩm Phả và TP Hạ Long với diện tích khoảng 150ha...

Với mục tiêu cho năm 2024, Quảng Ninh phấn đấu đạt sản lượng thủy sản khoảng 187.700 tấn, tăng 5,9% so với năm 2023, đóng góp khoảng 50% giá trị sản xuất của toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Trong đó, sản lượng khai thác ước đạt 76.700 tấn, nuôi trồng ước đạt 110.000 tấn.

Phấn đấu sản xuất, ương dưỡng tại chỗ khoảng 4 tỷ con giống, đáp ứng trên 40% nhu cầu giống thủy sản. 100% cơ sở đủ điều kiện sản xuất, đảm bảo ATTP, thực hiện kiểm tra định kỳ theo quy định. Hoàn thành cấp phép nuôi biển đối với hồ sơ đủ điều kiện và cấp mới tối thiểu 500 giấy xác nhận đăng ký NTTS lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.

Đối với lĩnh vực khai thác, Quảng Ninh xác định duy trì việc không để tàu cá của tỉnh vi phạm vùng biển nước ngoài; tiếp tục duy trì nhóm zalo quản lý tàu cá cấp tỉnh đối với tàu từ 15m trở lên, tổ chức trực ban 24/24 giờ, theo dõi, giám sát tàu cá trên biển thực hiện ghi chép, lưu trữ thông tin tàu cá vi phạm; hướng dẫn, hỗ trợ chủ tàu cá thực hiện giám sát hành trình...

Hiện toàn tỉnh có 104 doanh nghiệp và HTX nuôi trồng thuỷ sản, trên 10.300 cơ sở nuôi trồng thuỷ sản (Ảnh minh họa)

Hiện toàn tỉnh có 104 doanh nghiệp và HTX nuôi trồng thuỷ sản, trên 10.300 cơ sở nuôi trồng thuỷ sản (Ảnh minh họa)

Ông Đỗ Đình Minh - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT) cho biết: Trong điều kiện nuôi thủy sản nói chung, nuôi biển nói riêng đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường biển, ảnh hưởng hệ sinh thái từ chính quá trình nuôi, việc nuôi xen canh để các đối tượng nuôi tương trợ giúp giảm ô nhiễm môi trường biển, nâng cao năng suất, giảm thiểu rủi ro, tạo ra sản phẩm vệ sinh an toàn thực phẩm chính là hướng phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.

Mục tiêu triển khai mô hình là thiết kế mô hình nuôi trồng thủy sản biển mẫu để các cơ sở nuôi biển có thể áp dụng, nhân rộng nhằm quy chuẩn hoá quá trình nuôi hỗn hợp, quy trình nuôi biển kết hợp du lịch trải nghiệm và giáo dục cộng đồng để nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả sử dụng mặt nước, góp phần tăng thu nhập cũng như gắn kết giữa phát triển thủy sản với bảo vệ hệ sinh thái biển.

Có thể bạn quan tâm

  • Du lịch tàu biển Quảng Ninh khởi sắc

    Du lịch tàu biển Quảng Ninh khởi sắc

    02:00, 12/01/2024

  • Sớm triển khai tuyến đường kết nối Bắc Giang - Hải Dương - Quảng Ninh

    Sớm triển khai tuyến đường kết nối Bắc Giang - Hải Dương - Quảng Ninh

    20:26, 10/01/2024

  • Quảng Ninh: Tạo cú hích cho phát triển thương mại biên giới

    Quảng Ninh: Tạo cú hích cho phát triển thương mại biên giới

    01:47, 09/01/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Những bước tiến mới của ngành thủy sản Quảng Ninh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO