Những hiểu lầm dẫn đến thiếu hiệu quả về OCOP

Diendandoanhnghiep.vn OCOP nhằm khuyến khích các đối tượng sản xuất - kinh doanh quy mô nhỏ và vừa ở nông thôn, phát huy vai trò của cộng đồng, hình thành các tổ chức liên kết kinh tế cộng đồng bền vững.

>> Hà Tĩnh: OCOP hai gam màu tương phản

Nguồn gốc của OCOP đến từ Chương trình OVOP (One Village One Product - Mỗi làng một sản phẩm) của Nhật Bản và Chương trình OTOP (One Tambon One Village - Mỗi xã một sản phẩm) của Thái Lan, và tên đầy đủ của chương trình là “Chương trình Mỗi xã một sản phẩm”, chứ không phải Mỗi chủ thể mỗi sản phẩm/hoặc nhiều sản phẩm.

Sản phẩm OCOP cá mòi kho được người tiêu dùng ưa chuộng tại Hải Phòng

Nhiều sản phẩm OCOP được người tiêu dùng ưa chuộng tại Hải Phòng

Hiểu chưa đúng về OCOP

Hiện vẫn còn có một số nhà sản xuất vì chạy theo số lượng, thành tích, dẫn đến hiểu chưa đúng về OCOP. Do đó, sản phẩm tham gia, thay vì mang tính cộng đồng, số lượng chủ thể sản xuất đông đảo, mang tính liên kết cộng đồng làng xã, thì lại phân phối cho từng cấp doanh nghiệp/hộ kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tính liên kết ngành, liên kết chuỗi. Do đó, sản phẩm không biểu đạt được giá trị liên kết mang tính địa phương, không khuyến khích địa phương tập trung và phát triển những sản phẩm, ngành nghề mang tính truyền thống, thế mạnh địa phương.

Chương trình OCOP, không phải là chương trình “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, bởi vậy, không chọn sản phẩm đã có sẵn để đi thi, treo giải. Điều này sai 3 nguyên tắc của Chương trình OCOP (hành động địa phương nhưng hướng đến toàn cầu; Tự lực - Tự tin - Sáng tạo; Phát triển nguồn nhân lực)” (trích chia sẻ của PGS. TS Trần Văn Ơn, “cha đẻ’ và là Cố vấn quốc gia chương trình OCOP). Thế nên, trong quy trình đăng kí thực hiện và tham gia đánh giá, từ khâu đăng ký ý tưởng, đến thẩm định ý tưởng, lập kế hoạch kinh doanh, bám sát tiêu chuẩn thực hành OCOP, đến triển khai, và đánh giá và xếp hạng, nhiều địa phương đã “BỎ QUA” hết tất cả những công đoạn trước, chỉ mỗi việc đem sản phẩm sẵn có đi đánh giá.

Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 về Phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025. Theo đó, các địa phương bắt đầu xây dựng kế hoạch và triển khai cho năm 2022, từ 2022-2025. Thế nên, chắc chắn việc BỎ QUA các giai đoạn trên là hiển nhiên, vì thời gian thực hiện chỉ còn tối đa 4 tháng/2 đợt đánh giá.

Đồng thời, OCOP cũng không phải là chứng nhận “VẠN NĂNG” để bán được hàng. Đằng sau chứng nhận OCOP, đặt ra vấn đề sản phẩm và giá trị của nó với khách hàng, vận hành và quản lý vận hành. Tại sao cần xây dựng kế hoạch kinh doanh, tại sao cần có thực hiện kế hoạch, tại sao cần có đánh giá theo tiêu chuẩn? Bản chất là nếu thực hiện hết các bước đó đúng và linh hoạt tùy chỉnh, các chủ thể sẽ tối ưu được hoạt động kinh doanh, đó là bán được hàng, là lợi nhuận. Thực tế, nhiều địa phương, trong công tác truyền thông, sử dụng chứng nhận OCOP là chìa khóa để mở cánh cửa vào các siêu thị, tham gia các hội chợ chuyên dụng, thế là xong. Sự thật đáng buồn là sau khi được cấp chứng nhận, chủ thể không bán được hàng, lại không hiểu vì sao.

Một chứng chỉ OCOP gắn với 1 sản phẩm/dòng sản phẩm cụ thể. Mặc dù thời hạn sử dụng 3 năm, không đồng nghĩa với việc 3 năm tới, chủ thể không cần thay đổi gì về sản phẩm mà vẫn kinh doanh tốt. Hiểu lầm về giá trị vạn năng của chứng chỉ, chủ thể sẽ bị động, ỷ lại và tiếp tục duy trì sản phẩm cũ, không cần đổi mới sáng tạo, liệu sẽ là hành động đúng?

>> OCOP Gia Lai (Bài I): Định hình chuỗi giá trị mới

>> Gia Lai (Bài 2): Mở đường cho sản phẩm OCOP ra thế giới

Sản phẩm OCOP của tỉnh Thừa Thiên - Huế

Sản phẩm OCOP của tỉnh Thừa Thiên - Huế

Đề xuất giải pháp

Theo đánh giá, hoạt động tư vấn cho các địa phương, cán bộ phụ trách và chủ thể để chuẩn hóa kiến thức, quy trình tổ chức đánh giá, cũng như thực hành xây dựng kế hoạch thực hiện theo chuẩn OCOP chưa thực sự được quan tâm, đầu tư, dẫn đến công tác tổ chức thiếu tính chuyên nghiệp, bài bản, có sự chuẩn bị và tổ chức đúng quy trình, về phía các chủ thể thiếu sự hiểu biết về kinh doanh, mù mờ về thủ tục và thiếu chủ động cho chính dự án của mình.

Các địa phương cần có đầu tư, quan tâm đúng mực về vai trò của Chương trình với sự phát triển kinh tế địa phương, lồng ghép và gắn chặt chẽ các hỗ trợ triển khai OCOP với các chương trình khác, nhằm tối ưu nguồn lực và đồng bộ về mặt chiến lược nói chung. Việc tìm kiếm các sản phẩm có tương đối đầy đủ khả năng và cần thúc đẩy để đạt mục tiêu phát triển kinh tế, việc làm, an sinh tại địa phương, từ đó có chiến lược hình thành các liên kết chuỗi, tổ chức thành các mô hình hợp tác, định hướng sử dụng 1 thương hiệu sản phẩm địa phương chung, từ đó xác định triển khai phát triển mô hình định hướng OCOP. Các hoạt động đào tạo, tập huấn cho cán bộ và chủ để về chương trình phải được thực hiện sớm, đúng tiến độ, đầy đủ, thường xuyên, liên tục để nâng cao nhận thức và hiểu biết sâu sắc của các đối tượng, từ đó điều hướng hoạt động triển khai đúng và chất lượng.

Các chủ thể kinh tế cần chủ động tìm hiểu thông qua các phương tiện truyền thông về chương trình, đồng thời chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, mạnh dạn áp dụng đổi mới trong chính doanh nghiệp/hộ kinh doanh của mình, tiếp cận chương trình như là cách để hoàn thiện chính dự án của mình, sau đó sử dụng chứng nhận (nếu có) như 1 phần của những nỗ lực kinh doanh.

Th.S Trương Thị Hương Giang

Tư vấn viên Chương trình OCOP

Quản lí ươm tạo khởi nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp,

Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo Thừa Thiên - Huế

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Những hiểu lầm dẫn đến thiếu hiệu quả về OCOP tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713270335 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713270335 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10