Niềm tin

THY HẰNG thực hiện 27/04/2024 04:00

Có thể nói, nhìn lại chặng đường phát triển 61 năm, VCCI đã có những đóng góp to lớn, có ý nghĩa tiên phong đổi mới, vì sự phát triển của nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp.

>>60 NĂM VCCI: Doanh nghiệp vững mạnh, Quốc gia thịnh vượng

DOANH NHÂN đã có cuộc trò chuyện với GS. TS. Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Việt Nam và Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) về vai trò của VCCI trong việc thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

 GS. TS. Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội

GS. TS. Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội

- Thưa GS. TS. Hoàng Văn Cường, ông đánh giá như thế nào về vai trò cầu nối giữa Quốc hội và Doanh nghiệp trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp thời gian qua?

VCCI là tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, VCCI thường xuyên tổ chức các hoạt động nói lên tiếng nói của doanh nghiệp, tích cực nắm bắt các vấn đề của doanh nghiệp. Đồng thời cũng là tiếng nói của đối tượng chịu tác động chính sách khi xây dựng các thể chế luật pháp. Bất kể Luật nào trước khi được đưa ra thông qua tại Quốc hội, VCCI luôn luôn có tiếng nói đóng góp với ý nghĩa quan trọng để các đại biểu Quốc hội nắm bắt, nghiên cứu, đóng góp vào quá trình hoàn thiện các Luật.

- Ở góc độ Hiệp hội, ông nhìn nhận vai trò của VCCI trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn hiện nay ra sao, thưa ông Ngô Sỹ Hoài?

VCCI đã đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân bền bỉ, vững chắc và điều này đã thử thách qua nhiều giai đoạn, nhiều thời kỳ. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế mở hiện nay, doanh nghiệp có xu hướng phụ thuộc vào thị trường bên ngoài, phụ thuộc vào xuất khẩu, VCCI đã làm rất nhiều việc, tổ chức nhiều chuyến đi xúc tiến thương mại mà trong đó có đại diện của ngành hàng gỗ tham dự. VCCI cũng tổ chức nhiều diễn đàn, hội thảo để trao đổi về các chủ đề nóng, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, các chủ đề mà doanh nghiệp quan tâm.

Phải khẳng định, hoạt động của VCCI như một thực thể đã tồn tại rất nhiều năm, rất gắn bó với doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp ngành gỗ. Chúng tôi thực sự rất trân trọng những hỗ trợ, những đóng góp, những thúc đẩy của VCCI cho doanh nghiệp.

 Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST)

Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST)

- Nghị quyết 41 đã khẳng định vai trò của VCCI trong đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân. Ở góc độ Hiệp hội, ý kiến của ông ra sao để tăng cường phối hợp giữa VCCI các Hiệp hội, trong đó có VIFOREST?

Thực sự từ nhiều năm nay, Chính phủ đã có xu hướng không làm thay doanh nghiệp, việc gì mà các Hiệp hội ngành hàng làm tốt thì Chính phủ sẽ tập trung vào công cuộc liên quan quản lý nhà nước nhiều hơn. Đây là xu hướng đúng. Càng ngày tiếng nói của các các Hiệp hội đại diện cho các ngành hàng đều được Chính phủ chú trọng nhiều hơn. Theo đó, các văn bản của Chính phủ đều yêu cầu lấy ý kiến của đại diện các doanh nghiệp đó là các Hiệp hội. VCCI là tổ chức quốc gia tập hợp rất nhiều các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng, do đó, chúng tôi gửi gắm lòng tin ở VCCI. VCCI có đội ngũ rất nhiều chuyên gia, đặc biệt là các chuyên gia trong lĩnh vực luật pháp, kinh tế đối ngoại, lĩnh vực chính sách và thể chế. Chúng tôi thực sự trông cậy vào VCCI rất nhiều. VCCI đã thể hiện được tiếng nói đại diện tại Nghị trường Quốc hội, tại các cuộc họp Chính phủ và các Diễn đàn trong và ngoài nước.

- Vâng, thưa GS. TS. Hoàng Văn Cường, ông có góp ý, đề xuất nào để VCCI tăng cường gắn kết hơn nữa với các Uỷ ban, cơ quan thuộc Quốc hội, thúc đẩy hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp?

Tôi cho rằng VCCI cần có được dữ liệu thông tin rộng rãi hơn, đầy đủ hơn, đa dạng loại hình doanh nghiệp, các nhóm đối tượng khác nhau của doanh nghiệp. Đồng thời có tiếng nói hai chiều về cả phía bảo vệ lợi ích đơn thuần của doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng cần tính đến các yếu tố tác động tới cân bằng chung của nền kinh tế. Khi VCCI có tiếng nói khách quan hai chiều như vậy thì các ý kiến sẽ dễ tác động, dễ đi vào tiếp nhận của các nhà hoạch định chính sách hơn.

 Thủ tướng Chính phủ dự Đại hội đại biểu toàn quốc VCCI lần thứ VII, nhiệm kỳ 2021.

Thủ tướng Chính phủ dự Đại hội đại biểu toàn quốc VCCI lần thứ VII, nhiệm kỳ 2021.

- Về phía VIFOREST có đề xuất nào cụ thể không, thưa ông Ngô Sĩ Hoài?

Thứ nhất, nằm trong xu thế chung, dòng chảy chung của thời đại đó là cần triển khai tăng trưởng xanh, thương mại xanh, kinh tế xanh. VCCI cần các chuyên gia có thể hỗ trợ thêm doanh nghiệp trong tiếp cận và triển khai xu hướng này.

Thứ hai, về chuyển đổi số, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa kể cả với các doanh nghiệp ngành gỗ, cũng giống như những người chỉ làm ăn trong nội địa, ít động chạm tới các vấn đề lớn, do đó cần được VCCI và các Bộ ngành hỗ trợ.
Thứ ba, là phát triển thị trường, xúc tiến thương mại. Đó là những lĩnh vực VCCI có thể hỗ trợ thêm cho doanh nghiệp.

Trân trọng cảm ơn các ông!

Có thể bạn quan tâm

  • VCCI thúc đẩy hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp Nam Phi

    VCCI thúc đẩy hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp Nam Phi

    10:58, 23/04/2024

  • VCCI công bố và trao quyết định bổ nhiệm Tổng Biên tập Diễn đàn Doanh nghiệp

    VCCI công bố và trao quyết định bổ nhiệm Tổng Biên tập Diễn đàn Doanh nghiệp

    12:33, 15/04/2024

  • VCCI kỳ vọng mở rộng hợp tác giáo dục với ĐH Cambridge (Vương quốc Anh)

    VCCI kỳ vọng mở rộng hợp tác giáo dục với ĐH Cambridge (Vương quốc Anh)

    11:13, 12/04/2024

  • VCCI luôn là người bạn đồng hành với doanh nghiệp

    VCCI luôn là người bạn đồng hành với doanh nghiệp

    15:40, 10/04/2024

  • VCCI Miền Trung – Tây Nguyên đặt mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp, cấp 10.000 bộ C/O

    VCCI Miền Trung – Tây Nguyên đặt mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp, cấp 10.000 bộ C/O

    15:54, 09/04/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Niềm tin
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO