Nợ của FLC đã được các nhà băng trích lập dự phòng rủi ro?

Diendandoanhnghiep.vn Sau thông tin đồn đoán Chủ tịch Tập đoàn FLC bị tạm hoãn xuất cảnh, nhiều cổ phiếu nhà băng là chủ nợ của Tập đoàn này đã bị bán mạnh...

Agribank-nhóm Big4 là ngân hàng tham gia cấp vốn cho Tập đoàn FLC

Agribank thuộc nhóm Big4 là ngân hàng tham gia cấp vốn cho Tập đoàn FLC

Trước hết là cổ phiếu STB của Ngân hàng Sacombank đã gần giảm sàn về 31.850 đồng trong phiên giao dịch ngày 28/3 với tổng khối lượng khớp lệnh lên 36 triệu cổ phiếu; Tiếp đó là cổ phiếu BID của Ngân hàng TMCP BIDV cũng giảm còn 41.600 đồng/cp với tổng khối lượng cổ phiếu khớp gần 4 triệu đơn vị; OCB -Ngân hàng TMCP Phương Đông  giảm mạnh còn 25.700 đồng/cp với tổng khối lượng 2 triệu cổ phiếu khớp lệnh;  Một chủ nợ khác của FLC là NCB - Ngân hàng Quốc dân cũng giảm mạnh.; Ngoài ra còn có ngân hàng không niêm yết trên sàn thuộc nhóm Big 4 là Agribank, cũng tham gia cho Tập đoàn này vay vốn...

Theo báo cáo tài chính mới đây vừa được công bố, các chủ nợ của Tập đoàn FLC là những ngân hàng lớn tại Việt Nam. Đối với các khoản vay dài hạn, Tập đoàn FLC đang vay Sacombank - Chi nhánh Hà Nội là 1.240 tỷ đồng; BIDV – Chi nhánh Quy Nhơn 1.165 tỷ đồng; BIDV - Chi nhánh ĐBSCL 34,5 tỷ đồng; BIDV- Chi nhánh Quảng Bình 143,1 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Hà Nội là 1.240 tỷ đồng. Agribank - Chi nhánh Đông Gia Lai là 29,3 tỷ đồng và TienPhong Bank – Chi nhánh Tây Hà Nội 2,08 tỷ đồng... và một số nhà băng khác.

Tập đoàn FLC được biết là một doanh nghiệp có tốc độ tăng vốn thuộc hàng “khủng” trên sàn chứng khoán, chỉ sau 6 năm hoạt động, doanh nghiệp này đã tăng vốn tới 9 lần. Cụ thể, kể từ khi niêm yết lần đầu vào 2013 với vốn điều lệ là 772 tỷ đồng, hiện tại FLC đã tăng vốn lên tới 6.827 tỷ đồng. FLC nổi lên với nhiều dự án bất động sản và du lịch nghỉ dưỡng như FLC Quy Nhơn, FLC Halong Bay Golf Club & Luxury Resort, hay một số dự án bất động sản nhà ở và văn phòng thương mại tầm trung như FLC Complex Phạm Hùng; FLC Landmark Tower và một số dự án đang triển khai như FLC Star Tower; FLC Complex Thanh Hóa…

Chuyên gia kinh tế - ngân hàng, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, nợ xấu có xu hướng tăng lên trong bối cảnh dịch bệnh và là một trong những thách thức lớn nhất trong năm 2022. Dự báo trong năm 2022, nợ xấu nội bảng có thể tăng lên mức 2,3 - 2,5%, nếu tính cả nợ đã bán VAMC và nợ tiềm ẩn là khoảng 7,31%. Trong khi đó, dù nợ xấu giảm trong quý IV/2021, nhưng để kiểm soát nợ xấu, các nhà băng đã phải gia tăng “bộ đệm” dự phòng rủi ro.

Tại BIDV, ngân hàng đã tăng cường trích lập dự phòng trong năm 2021, đưa tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên mức cao nhất từ trước đến nay, đạt 235%. Tại VietinBank, khả năng phòng thủ nợ xấu cũng tăng đáng kể, khi tỷ lệ bao phủ đạt 171% tính đến cuối năm 2021. MBB tăng trích lập hơn 8.700 tỷ đồng, lên 268%... Như vậy có thể khẳng định, các nhà băng cho Tập đoàn FLC nói riêng và các doanh nghiệp nói chung vay thì nợ xấu đã được trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ.

>> HẠ LÃI VAY, NÊN HAY KHÔNG: Cần nới hạn trích lập dự phòng rủi ro?

Theo Thông tư 11/2021 NHNN qui định, tỷ lệ trích lập dự phòng đối với từng nhóm nợ như sau: nợ tiêu chuẩn không phải trích lập, nợ cần chú ý trích lập 5%, nợ dưới chuẩn trích lập 20%, nợ nghi ngờ trích lập 50% và nợ có khả năng mất vốn trích lập 100%.

Tài sản bảo đảm đủ điều kiện được khấu trừ khi tính số tiền trích lập dự phòng. Tỷ lệ khấu trừ tùy thuộc vào từng loại tài sản nhưng phải theo nguyên tắc tài sản thanh khoản càng thấp, mức biến động giá càng lớn thì tỷ lệ khấu từ phải càng thấp. Trường hợp tài sản bảo đảm từ 200 tỷ đồng trở lên, tài sản từ 50 tỷ đồng trở lên đối với khoản nợ của người có liên quan, cần chú ý, nợ dưới chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn phải thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá để xác định giá trị tài sản...

Theo ông Nguyễn Văn Hiền - Nhà đầu tư MBS, với mức trích lập cao và dự phòng bao nợ xấu tỷ lệ cao của các ngân hàng, những tác động của thị trường lên nhóm cổ phiếu thuộc các ngân hàng đang cho vay nợ chỉ là ngắn hạn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nợ của FLC đã được các nhà băng trích lập dự phòng rủi ro? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714229756 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714229756 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10