Cập nhật nợ xấu kéo theo khiến công ty tài chính phải tăng trích lập dự phòng rủi ro

LÊ MỸ 10/03/2022 05:00

Cập nhật nợ xấu kéo theo (CIC kéo theo) tại các TCTD khác đã khiến Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit, UPCoM: TIN) phải trích lập thêm dự phòng rủi ro (DPRR) bổ sung.

Nhà đầu tư nào đang “mê” thị trường tài chính tiêu dùng Việt?

Theo công bố Báo cáo tài chính quý IV/2021 trước kiểm toán và trước cập nhật nợ xấu kéo theo (CIC kéo theo) tại các tổ chức tín dụng (TCTD) khác theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính, tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản của VietCredit đạt hơn 6.228 tỷ đồng, tăng 21% so với đầu năm, cho vay khách hàng tăng 17%, đạt 3.548 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế quý IV/2021 lỗ 14,3 tỷ đồng.

Cổ phiếu TIN của VietCredit tăng tới 2,05% (

Cổ phiếu TIN của VietCredit tăng 2,05%, lên 24.900đ/cp trong ngày công bố thông tin tăng trích lập dự phòng rủi ro do cập nhật nợ xấu kéo theo. Ảnh: Khách hàng giao dịch tại VietCredit

Đáng chú ý, VietCredit cho biết, đến cuối tháng 1 năm 2022, sau khi đã trích lập thêm dự phòng rủi ro (DPRR) bổ sung do cập nhật CIC kéo theo tại các TCTD khác, lợi nhuận trước thuế (trước kiểm toán) lũy kế cả năm 2021 đạt 46,87 tỷ đồng (do chi phí DPRR bổ sung là 25,25 tỷ đồng).

"Việc cập nhật CIC kéo theo được quy định tại Thông tư 11/2021/TT-NHNN ngày 30/7/2021 của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, các khách hàng vừa có khoản vay tại VietCredit, vừa có khoản vay ở các TCTD khác, dù thanh toán nợ đúng hạn cho VietCredit nhưng quá hạn tại các TCTD khác thì VietCredit phải thực hiện phân loại nhóm nợ của các khách hàng này ở nhóm nợ cao nhất, thống nhất trên toàn hệ thống TCTD", công ty tài chính tiêu dùng này bổ sung.

Được biết, năm tài chính 2021 là năm đầu tiên các TCTD thực hiện trích lập DPRR theo Thông tư mới với thay đổi trọng yếu là trích thêm 1 tháng DPRR. Theo quy định cũ, DPRR của năm 2020 trích đến hết tháng 11; tháng 12/2020 sẽ trích vào tháng 01/2021. Tuy nhiên, theo Thông tư mới, việc trích lập DPRR bổ sung căn cứ vào kết quả do CIC cung cấp phải thực hiện tới hết tháng 12/2021. Theo đó, DPRR tín dụng trích lập theo thông tin CIC cập nhật tới hết tháng 12/2021 được ghi nhận vào kết quả kinh doanh của chính tháng 12/2021 theo nhóm nợ cao nhất tại các TCTD khác.

"Như vậy, năm 2021 phải trích đủ 12 tháng DPRR của năm cộng với DPRR tháng cuối cùng của năm trước (12/2020) do giai đoạn chuyển giao giữa 2 quy định. Kết quả, Báo cáo tài chính quý IV/2021 mà Công ty đã công bố, số lợi nhuận trước thuế năm 2021 (được cộng dồn từ lợi nhuận trước thuế của 4 quý năm 2021) sẽ phải hạch toán bổ sung chi phí DPRR theo báo cáo cập nhật của CIC, số tiền là 25.251.888,714 đồng", công ty này chi tiết.

Theo VietCredit, dịch bệnh COVID-19 bùng phát lần thứ 4 đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp cận khách hàng mới cũng như việc thu hồi nợ khách hàng hiện hữu, dẫn đến tổng dư nợ của Công ty tăng trưởng thấp hơn kế hoạch; khách hàng gặp khó khăn về tài chính càng làm tăng tỉ lệ nợ xấu của Công ty trong năm 2021 so với năm 2020. Do tỷ lệ nợ xấu của tất cả các TCTD đều tăng cao nên chi phí trích lập DPRR trong các tháng cuối năm tăng mạnh, tập trung nhiều vào quý IV/2021.

VietCredit không phải là trường hợp cá biệt mà tạm thời tỷ lệ nợ xấu cao đẩy chi phí trích DPRR tăng cao ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp. Trường hợp của FE Credit là một ví dụ. 

Năm 2021, sau những năm tài chính là "gà đẻ trứng vàng" từ hoạt động kinh doanh cho ngân hàng mẹ VPBank, FE Credit chịu sụt giảm lợi nhuận từ mức hàng nghìn tỷ đồng xuống chỉ còn con số vài trăm. Theo đó, lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 610 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức 3.710 tỷ đồng năm 2020 và 4.490 tỷ đồng năm 2019.

"Gót Asin" của EVF

2 quý cuối năm 2021, 2 quý được xem là hứng chịu tác động mạnh của COVID-19 và cũng là "điểm rơi" của tăng tỷ lệ nợ xấu, tăng trích lập DPRR, FE Credit liên tục lỗ, lần lượt 300 tỷ đồng và 290 tỷ đồng. Doanh thu giảm, biên lợi nhuận giảm, nợ cơ cấu lại tăng theo định hướng hỗ trợ khách hàng và giảm lãi suất vay, tỷ lệ nợ xấu của Công ty trực tiếp tác động đến kết quả kinh doanh sau cùng. Tuy nhiên, đến hiện tại thì FE Credit chưa thông tin, công bố cập nhật nợ xấu kéo theo. Song mặt khác FE Credit ở phương diện được thoái vốn và đón nhận cổ đông lớn mới, cũng được ghi nhận tiếp tục mang đến "rổ trứng vàng" cho VPBank với thương vụ bán cổ phần cho SMBC.

Một điểm sáng của thị trường cho vay tiêu dùng năm 2021, Công ty HD SAISON, trong khi đó tuy vẫn thu lợi nhuận tích cực so với mặt bằng chung, song thực tế cũng đã bắt đầu sụt giảm dư nợ cho vay và lợi nhuận từ quý III/2021. Theo đó, lũy kế cả năm, HD SAISON ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 1001 tỷ đồng, ngang với mức đạt được năm 2020, thấp hơn mức 1.040 tỷ đồng năm 2019. Đặt trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường nhưng công ty này vẫn giữ được tăng trưởng "đi ngang", đã là yếu tố tích cực và tiếp tục đóng phần lợi nhuận cho tăng trưởng mạnh mẽ của ngân hàng mẹ HDBank. 

Quay lại với câu chuyện của VietCredit, công ty tài chính này đã lên sàn UPCoM hôm 28/12/2021, với giao dịch và thanh khoản khá "lặng lẽ" so với dự đoán trước đó của thị trường khi TIN có lợi thế là sở hữu có mối liên quan không hẳn trực tiếp với một trong những CTCK "mát tay" tư vấn IPO và niêm yết top Việt Nam, Chứng khoán Bản Việt (VCSC). Dù không "ầm ĩ" về lượng giao dịch, nhưng giá cổ phiếu TIN đã có những bước tăng "thẳng đứng" dựa vào kỳ vọng của nhà đầu tư về cổ phiếu tài chính tiêu dùng nói chung, cơ hội đón đầu ở bước giá thấp (giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 15.200 đồng/cp) khi các nhà sở hữu sơ cấp không có dấu hiệu bán ra, cũng như dựa trên cơ sở đánh giá về tỷ lệ tăng trưởng của TIN, lợi thế hoạt động... so với các Công ty Tài chính cổ phần đã niêm yết (EVF) hay chưa niêm yết khác. 

Đến hiện tại, qua 3 năm triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của VietCredit đang được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh cao hơn so với tỷ lệ tăng trưởng đã được phê duyệt ban đầu, với số lượng khách hàng đạt gần 400.000 khách hàng. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thực hiện qua các năm 2019, 2020, 2021 lần lượt là 40%, 63% và 17%. 

Tại cuối năm 2021, vốn tự có của TIN đạt 836 tỷ đồng, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đạt mức 13%, cao hơn mức quy định 9% của Ngân hàng Nhà nước. Thách thức của Công ty này trong 2022, theo giới chuyên môn, là từng bước khôi phục lại tỷ lệ tăng trưởng tiêu dùng có chất lượng, xử lý hiệu quả các khoản trích lập DPRR để trở thành "của để dành" có đủ điều kiện hoàn nhập thay vì phải sử dụng xóa nợ.

Có thể bạn quan tâm

  • VietCredit ra mắt hệ thống hợp đồng điện tử và chữ ký điện tử

    VietCredit ra mắt hệ thống hợp đồng điện tử và chữ ký điện tử

    09:00, 19/01/2022

  • VietCredit thêm tính năng thanh toán online cho thẻ tín dụng nội địa

    VietCredit thêm tính năng thanh toán online cho thẻ tín dụng nội địa

    11:06, 12/01/2022

  • Thẻ VietCredit tiếp sức tài chính cho khách hàng mua nhà, xe hơi

    Thẻ VietCredit tiếp sức tài chính cho khách hàng mua nhà, xe hơi

    09:00, 08/01/2022

  • VietCredit được vinh danh top 10 doanh nghiệp có nguồn nhân lực hạnh phúc

    VietCredit được vinh danh top 10 doanh nghiệp có nguồn nhân lực hạnh phúc

    09:00, 27/12/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cập nhật nợ xấu kéo theo khiến công ty tài chính phải tăng trích lập dự phòng rủi ro
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO