Nợ vay và chi phí khấu hao giảm, triển vọng kinh doanh của POW có sáng sủa?

Diendandoanhnghiep.vn Theo nhận định của Công ty Chứng khoán MBS, nợ vay của POW -Tổng Công ty điện lực Dầu khí Việt Nam - giảm sẽ là tiền đề để kinh doanh của doanh nghiệp có cơ hội hơn trong năm 2023…

Hiệu quả kinh doanh của POW liệu có được cải thiện trong năm 2023?

Hiệu quả kinh doanh của POW liệu có được cải thiện trong năm 2023?

Theo MBS, hiệu quả kinh doanh của POW khả quan hơn khi khấu hao và nợ vay giảm. Nhà máy nhiệt điện Cà Mau 1&2 với công suất 1.500MW đã hoạt động được 14 năm. Hiện nay phần máy móc thiết bị đã được khấu hao hết, chi phí khấu hao hàng năm ở mức thấp với khoảng 85 tỷ đồng cho công trình xây dựng, bên cạnh đó nợ vay đầu tư cũng đã được trả toàn bộ. Đối với nhà máy điện NT1 cũng đã hoàn thành khấu hao và trả nợ vay đầu tư. Như vậy, với thuận lợi nằm trong khu vực nhu cầu điện cao, sẽ mang lại hiệu quả  trong những năm tới của POW.

Báo cáo tài chính cho thấy, doanh thu cả năm 2022 của POW đạt 28.224 tỷ đồng, đạt 116% kế hoạch cả năm và bằng 115% của năm 2021. Sản lượng điện thấp nhưng doanh thu cao chủ yếu do giá bán điện tăng trong kỳ khi chi phí nhiên liệu tăng.Theo đó, lợi nhuận trước thuế cả năm của POW đạt 2.809 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 2.553 tỷ đồng.

Trong năm 2022, công ty đã ghi nhận 1.131 tỷ đồng doanh thu chênh lệch tỷ giá trong giá bán điện của các nhà máy trong các năm từ 2015-2019, điều này tạo ra khoản lợi nhuận bù đắp cho sản lượng điện thấp trong kỳ. Dự báo trong năm 2023, với sản lượng điện sản xuất tăng trở lại, doanh thu của POW năm 2023 có thể đạt mức 34.644 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.164 tỷ đồng, lần lượt tăng 22,7% và 12,7% so với 2022.

Cho đến nay, POW  bắt đầu giải ngân vốn cho dự án đầu tư nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 thông qua nguồn vốn ứng cho các nhà thầu EPC có giá trị 1.911 tỷ đồng, và giá trị đầu tư cơ bản dở dang là 730 tỷ đồng. Bên cạnh đó, do khoản phải thu tiền bán điện từ EVN tăng khá nhanh trong kỳ cũng làm cho tài sản tăng lên, gia tăng áp lực lên nguồn vốncủa doanh nghiệp. Hiện tổng tài sản đến cuối 2022  của POW đạt 56.843 tỷ đồng, tăng 7.3% so với đầu năm. Trong đó, tiền tương đương tiền và đầu tư tài chính tiền gửi đạt 9.902 tỷ đồng, tăng 13%. Khoản phải thu của Công ty tăng mạnh 116% lên 12,357 tỷ đồng, chủ yếu do phải thu tiền bán điện cho EVN tăng mạnh 83% lên 9,768 tỷ đồng, bên cạnh đó, khoản phải thu từ trả trước cho các nhà thầu EPC dự án NT3&4 cũng tăng lên 2,074 tỷ đồng. Tài sản dài hạn tiếp tục giảm do khấu hao các nhà máy trong kỳ.

Bên nguồn vốn, nợ phải trả đạt 23.562 tỷ đồng, chiếm 41,5% tổng Trong đó, vay nợ ngắn và dài hạn đạt 9.017 tỷ đồng, tăng 6,6% và chiếm 16% tổng nguồn vốn. Theo các chuyên gia, đây là tỷ lệ vay nợ rất an toàn đối với doanh nghiệp phát điện lớn. Hiện vốn chủ sở hữu đạt 33,281 tỷ đồng, tăng 6,9% so với đầu năm và chiếm 58,5% .

Dòng tiền thuần hoạt động kinh doanh dương lớn nhờ quản trị tốt hoạt động kinh doanh, khấu hao lớn đảm bảo chất lượng lợi nhuận hàng năm, mặt khác giúp công ty thực hiện trả nợ vay đúng hạn. Theo nhận định của EVN, nhu cầu điện tiếp tục tăng lên trong năm 2023, sản lương điện sản xuất và nhập khẩu năm 2022 đạt 264,4 tỷ kwh, tăng 5,3%. Trong năm 2023, EVN đặt ra kế hoạch sản xuất điện đáp ứng nhu cầu phụ tải với 284,5 tỷ kwh, tăng 6% so với 2022.

Trong điều kiện kinh tế đang chậm lại, những lo ngại về tăng trưởng phụ tải ở mức thấp, tuy vậy, sẽ sớm phục hồi trong giai đoạn nửa cuối năm 2023. Trong trung hạn, giai đoạn 2022- 2025, EVN dự báo 2 kịch bản nhu cầu phụ tải điện: Phương án cơ sở, tăng trưởng nhu cầu điện khoảng 8,6%/năm và phương án cao (với kịch bản kinh tế phục hồi mạnh sau COVID-19, đồng thời có xem xét đến khả năng có làn sóng dịch chuyển đầu tư của các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam) tăng trưởng 9,4%/năm. Theo EVN, với hai kịch bản tăng trưởng này, hệ thống đảm điện sẽ bảo cung ứng đủ điện trong toàn bộ giai đoạn 2021 – 2025.

Năm 2021-2022, nguồn thủy điện đóng góp lớn vào cơ cấu sản lượng do gặp thuận lợi về thời tiết, mưa nhiều và nguồn nước về các hồ thủy điện tốt. Tuy vậy, những dự báo về hình thái thời tiết gần đây vào đầu tháng 3 của Cơ quan quản lý khí quyển và đại Dương quốc gia Mỹ (NOAA) cho thấy La Nina đã kết thúc và chu kỳ El Nino sớm xuất hiện từ giữa năm 2023, kết thúc một chu kỳ thuận lợi cho thủy điện. Với nhu cầu điện tiếp tục tăng lên, MBS dự báo các nhà máy điện, đóng góp lớn vào nguồn điện đáp ứng nhu cầu hệ thống trong năm 2023 và 2024. Do vậy tình hình kinh doanh của POW nói riêng và các doanh nghiệp ngành điện sẽ được cải thiện trong năm nay. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nợ vay và chi phí khấu hao giảm, triển vọng kinh doanh của POW có sáng sủa? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713872410 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713872410 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10