Có nên lo lắng trước thông tin, Tập đoàn Đức sắp hoàn tất thâu tóm 100% công ty dược lớn thứ hai trên sàn chứng khoán Việt Nam?
Công ty CP Pymepharco (PME) vừa hoàn tất họp Đại hội đồng cổ đông bất thường, cho phép cổ đông lớn Stada Service Holding B.V (công ty con của một tập đoàn dược phẩm Đức) và người có liên quan nâng tỷ lệ sở hữu lên tối đa 100% vốn điều lệ của công ty mà không cần thực hiện chào mua công khai… PME hiện là một trong những nhà sản xuất dược phẩm hàng đầu Việt Nam và khu vực với hệ thống nhà máy sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn EU-GMP.
Trong khi, thị trường ngành dược Việt Nam có thể được xem là “miếng mồi béo bở” cho các đối tác ngoại. Báo cáo mới đây của Bộ KH&ĐT cho thấy, từ năm 2010 đến nay, doanh thu ngành dược luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 2 con số và được dự báo sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng này cho đến năm 2022.
Tuy nhiên cũng phải lưu ý, mới đây TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI đã kiến nghị Chính phủ tạm thời dừng việc M&A trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Chính phủ cần xem xét tổng quan lại hoạt động M&A, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh đang diễn biến phức tạp và doanh nghiệp nội đang có dấu hiệu đuối sức. Việc M&A cần thiết phải hạn chế ở một số lĩnh vực cốt lõi. Ở những ngành nghề cho phép mời gọi đầu tư nước ngoài cũng phải giới hạn tỷ lệ đầu tư nhất định.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần dồn sức cho những doanh nghiệp nội có khả năng dẫn dắt thị trường phát triển, thậm chí mua lại những doanh nghiệp có công nghệ cao. Đây sẽ là “bệ đỡ” và dẫn dắt chuỗi cung ứng của doanh nghiệp trong nước phát triển.
Có thể bạn quan tâm
Thị trường "dậy sóng" sau tin Amazon nổ phát súng đầu tiên trong ngành dược phẩm
03:08, 19/11/2020
Lợi nhuận ngành Dược "thăng – giáng" mùa COVID-19
06:00, 20/10/2020
Sanofi – “cá mập” trong các thương vụ M&A ngành dược
05:03, 18/08/2020
Nhân sự ngành dược: Thách thức của đa thế hệ và chuyển đổi số
11:11, 23/06/2020