Nới room ngoại cho ngân hàng yếu kém

Diendandoanhnghiep.vn Theo nhiều chuyên gia, tỷ lệ sở hữu cổ phần đủ lớn mới có thể hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài tham gia sâu hơn vào tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém.

 DongABank đã được Chính phủ phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc.

DongABank đã được Chính phủ phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc.

>>> TÀI CHÍNH ĐA CHIỀU: Chuyển động chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém

Theo quy định hiện hành, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam.

Cần nguồn ngoại lực

Trong báo cáo gửi Quốc hội mới đây, NHNN cho biết, đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt (OceanBank, GPBank, CB, DongA Bank). Đồng thời, NHNN tiếp tục tập trung triển khai các giải pháp xử lý các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt; chỉ đạo các bên liên quan thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định để hoàn thiện phương án chuyển giao bắt buộc, trình Chính phủ phê duyệt.

Tuy nhiên, các ngân hàng không mặn mà nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng yếu kém, bởi điều này sẽ làm suy yếu năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng mẹ. Trong bối cảnh đó, việc thu hút nguồn vốn ngoại là vô cùng quan trọng để đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém. Muốn vậy cần phải nới room.

TS. Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng cũng cho rằng, nới room ngoại cho ngân hàng là cần thiết, giúp các ngân hàng tăng quy mô vốn chủ sở hữu, tăng năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh...

Nới thế nào?

Theo Nghị định 01/2014/NĐ-CP, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam. Nhiều chuyên gia cho rằng tỷ lệ sở hữu như vậy là quá thấp, không đủ để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài bởi khi đầu tư vào một ngân hàng, các nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia sâu hơn và có tiếng nói trọng lượng hơn đối với quá trình quản trị, điều hành ngân hàng.

Trong khi đó, Nghị định 01/2014/NĐ-CP cũng quy định, trong trường hợp đặc biệt để thực hiện cơ cấu lại TCTD yếu kém, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định tỷ lệ sở hữu cổ phần của một tổ chức nước ngoài, một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại TCTD yếu kém được cơ cấu lại vượt quá giới hạn quy định.

Do vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, NHNN nên sớm trình Chính phủ cho nới room ngoại ở các ngân hàng yếu kém lên 49%, thay vì 30% như hiện nay, hoặc trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 01/2014/NĐ-CP theo hướng cho phép những ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc TCTD yếu kém (trừ các ngân hàng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) có thể được nới room ngoại lên 49%.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nới room ngoại cho ngân hàng yếu kém tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714294276 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714294276 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10