Sửa Luật Các tổ chức tín dụng: Cân nhắc quy định về thanh tra, giám sát ngân hàng

Diendandoanhnghiep.vn Xoay quanh nội dung Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), góp ý hoàn thiện, nhiều ý kiến cho rằng, cần nghiên cứu lại các quy định về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ngân hàng...

>> Sửa Luật Các tổ chức tín dụng: Siết tỷ lệ sở hữu vẫn khó chặn thao túng

Theo đó, khoản 1 Điều 200 của Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) quy định: “Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, giám sát tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.

khoản 1 Điều 200 của Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng quy định

Khoản 1 Điều 200 của Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) quy định về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ngân hàng - Ảnh minh họa: ITN

Góp ý quy định đã nêu, nhiều ý kiến cho rằng, công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng là rất quan trọng nhằm phát hiện từ sớm các rủi ro, các sai phạm để có thể can thiệp từ sớm giảm thiểu tác động tiêu cực đến thị trường. Đây là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu đối với an toàn của thị trường ngân hàng, tài chính, quy định như đề xuất rất dễ bị xuyên thủng.

Đặc biệt, từ thực tiễn một số vụ án, đặc biệt là vụ án Ngân hàng SCB đã cho thấy, kiểm soát quyền lực của cơ quan kiểm tra, thanh tra; việc thẩm định kết quả, kết luận rất cần có những chế định chặt chẽ trong Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

>> Sửa Luật Các tổ chức tín dụng: Giải pháp nào hạn chế thao túng, sở hữu chéo?

Một số ý kiến đề nghị, đề nghị, cần phải thiết kế mô hình giám sát tài chính độc lập - Ảnh minh họa: ITN

Một số ý kiến đề nghị, cần phải thiết kế mô hình giám sát tài chính độc lập - Ảnh minh họa: ITN

Theo đại biểu Nguyễn Tạo – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng, vấn đề sở hữu chéo và cho vay người có liên quan tại các tổ chức tín dụng diễn ra rất tinh vi, thường thông qua người quen, qua nhiều tầng nấc và qua 1 nhóm cổ đông.

Vì vậy, ông Tạo đề xuất, Dự thảo luật (sửa đổi) nên xem xét quy định rõ vấn đề quản trị ngân hàng; cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng có chức năng kiểm tra, thanh tra, giám sát cụ thể gắn với những vấn đề sở hữu chéo, và cho vay đối với người có liên quan.

Bên cạnh vấn đề này, đại biểu Nguyễn Tạo cũng băn khoăn khi Dự thảo Luật (sửa đổi) quy định, đối tượng thanh tra, giám sát chỉ có trách nhiệm, nghĩa vụ phải cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin tài liệu, cũng như tất cả yêu cầu của cơ quan có trách nhiệm thanh tra, giám sát mà không quy định một quyền nào của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam như quyền: khiếu nại, kiến nghị khi cho rằng kết luận thanh tra, quyết định xử lý không chính xác.

“Từ thực tiễn một số vụ án vừa qua, đặc biệt là vụ án Ngân hàng SCB cho thấy, kiểm soát quyền lực của cơ quan kiểm tra, thanh tra; việc thẩm định kết quả, kết luận ra sao, phải có chế định chặt chẽ ở trong Dự Luật sửa đổi lần này”, đại biểu Nguyễn Tạo nhấn mạnh.

Đồng quan điểm với đại biểu Nguyễn Tạo, góp ý Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), đại biểu Trịnh Xuân An – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai cũng đề nghị, cần phải thiết kế mô hình giám sát tài chính độc lập.

“Hiện có một chương về thanh tra, giám sát ngân hàng trong Luật Ngân hàng Nhà nước. Nhưng tôi cho rằng chưa đủ và lớp phòng thủ này có thể dễ bị xuyên thủng”, đại biểu Trịnh Xuân An nhìn nhận.

Theo ông An, giám sát, thanh tra cần phải có nhiều lớp và cần có cơ quan độc lập. Mô hình cơ quan giám sát tài chính độc lâp đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện, và đây là kinh nghiệm rất tốt để chúng ta tiếp tục nghiên cứu.

Bên cạnh góp ý đã nêu, vị đại biểu này cũng cho rằng, Việt Nam hiện có khoảng 50 ngân hàng lớn, nhỏ, trong các ngân hàng, có những ngân hàng rất tốt, cũng có ngân hàng cần phải đánh giá thêm.

“Tôi nghĩ, cần rà soát xem hệ thống 50 ngân hàng lớn, nhỏ như vậy có cần thiết không, ngân hàng nào yếu quá thì nên xử lý lại. Thà có một hệ thống ít, nhưng tinh, khỏe, thì tốt cho nền kinh tế”, đại biểu Trịnh Xuân An góp ý.

Liên quan đến vấn đề này, một số ý kiến cũng đề xuất, Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần nghiên cứu quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát ngân hàng thành 1 Chương. Nhất là khi Luật Thanh tra quy định cụ thể về hoạt động thanh tra, bao gồm cả thanh tra chuyên ngành và trên thực tế triển khai hoạt động của thanh tra ngân hàng sẽ thực hiện cả quy định của Luật Thanh tra và Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Được biết, trên cơ sở các ý kiến góp ý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ đề nghị Chính phủ báo cáo, đánh giá về chức năng kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước, bảo đảm tính thống nhất trong áp dụng pháp luật, nhất là rà soát nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng, góp phần bảo đảm an toàn hệ thống, giảm thiểu những trường hợp phải xử lý tổ chức tín dụng yếu kém như thời gian qua.

Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 vừa qua gồm 15 Chương, 203 Điều (tăng 2 Chương và 8 Điều, trong đó sửa đổi, chỉnh lý 158 Điều so với Dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5).

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sửa Luật Các tổ chức tín dụng: Cân nhắc quy định về thanh tra, giám sát ngân hàng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714399334 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714399334 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10