Mỹ chính thức áp mức thuế mới đối với 4,4 tỷ USD hàng hóa thuộc nhóm tủ bếp bằng gỗ và bàn trang điểm nhập khẩu từ Trung Quốc từ ngày 3/10.
Đáng chú ý, đợt thuế đột xuất này không nằm trong kế hoạch của Tổng thống Trump nhằm áp thuế cao lên hầu hết sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.
Các công ty xuất khẩu của Trung Quốc sẽ phải đối mặt với mức thuế tăng từ 28,7% lên 251,6%. Bộ Thương mại Mỹ sẽ thu hồi quyết định tăng thuế nếu Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ cho rằng các khoản trợ cấp mà doanh nghiệp Trung Quốc nhận được không gây tổn hại ngành công nghiệp Mỹ, số tiền này sẽ được hoàn trả.
Có thể bạn quan tâm
07:15, 23/09/2019
11:30, 21/09/2019
12:00, 02/09/2019
10:00, 19/09/2019
Theo Bộ Thương mại Mỹ, các sản phẩm này hiện được bán trên thị trường Mỹ với giá thấp hơn giá trị hợp lý. Đây là động thái mới nhất mà Bộ Thương mại Mỹ áp dụng đối với nhiều dòng sản phẩm Trung Quốc trước sức ép của các công ty Mỹ. Những doanh nghiệp này cho rằng họ bị thiệt hại do các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc và các đối tác thương mại khác.
Trong đơn khiếu nại, Liên minh Tủ Nhà Bếp Mỹ (American Kitchen Cabinet Alliance) cho biết, các nhà sản xuất sản phẩm Trung Quốc được chính phủ trợ cấp trái phép rồi bán phá giá vào thị trường Mỹ gây thiệt hại khoảng 2 tỷ USD cho các nhà sản xuất mặt hàng tương tự ở Mỹ.
Luật sự đại diện cho Liên minh này cũng chỉ rõ, các nhà xuất khẩu Trung Quốc đang được hưởng mức trợ cấp từ chính phủ Trung Quốc theo chương trình hỗ trợ ngành công nghiệp trong nước, bao gồm giảm giá đất, điện, nguyên liệu thô, tài trợ, cho vay lãi suất thấp và ưu đãi xuất khẩu.
Mặc dù vậy, có nhiều ý kiến cho rằng, mức thuế mới sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp nội thất và người tiêu dùng Mỹ, đặc biệt là vào thời điểm mùa lễ hội đang tới gần. Đồng thời, các chi phí thuế quan sẽ đặt các nhà bán lẻ nội thất phải vật lộn để cạnh tranh với những "người khổng lồ" như Amazon và Wayfair.
Doug Barry, giám đốc truyền thông của Hội đồng doanh nghiệp Mỹ-Trung Quốc cho biết, rất khó để các doanh nghiệp nhỏ tìm sự thay thế phù hợp cho các nhà máy Trung Quốc trong thời điểm hiện tại.
"Các thị trường khác vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của Mỹ. Những người Trung Quốc rất giỏi chế tác và thực hiện điều đó với quy mô lớn nhờ dân số đông và các nhà máy không ngừng được nâng cao chất lượng. Do vậy, các sản phẩm nội thất đều được sản xuất tại Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này sẽ chững lại một thời gian vì thuế quan mới", ông Doug nhận định.
Mặt khác, nhiều ý kiến cho rằng, việc tăng thuế là động thái của Mỹ nhằm gia tăng sức ép lên Trung Quốc trước thềm cuộc đàm phán đang chuẩn bị diễn ra vào tại Washington (Mỹ) vào ngày 10 - 11/10 tới và thể hiện rõ Washington đang ở "cửa trên" trong cuộc đàm phán với Trung Quốc.
Những gì cho đến nay đang được trông đợi là Trung Quốc thực hiện đúng cam kết mua thêm nhiều hơn hàng nông sản Mỹ, cải cách hàng lang pháp lý đối với đầu tư nước ngoài và các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, với tình trạng bấp bênh hiện tại, vẫn là quá sớm để lạc quan về cuộc đàm phán mới nhất lần này. Giới quan sát cho biết, kết quả khả dĩ nhất cho đến thời điểm hiện tại là hai bên kiềm chế leo thang căng thẳng và không tăng thuế quan trước khi tiến hành những cuộc đàm phán cấp cao hơn.