Võ Thị Minh Nga, người sáng lập startup Bh.nong - thương hiệu gạo lứt đến Shark Tank Việt Nam gọi vốn 3 tỷ đổi lấy 10% cổ phần.
>>Shark Tank Việt Nam: Lần đầu có startup đề nghị bán luôn 100% thương hiệu
Là một người trẻ từng rời quê, quyết tâm lập nghiệp trên thành phố lớn và đã từng làm việc trong lĩnh vực báo chí 10 năm trước khi “bỏ phố về quê” khởi nghiệp với hai bàn tay trắng, Minh Nga mong muốn được đồng hành cùng các Shark để nâng cao giá trị hạt gạo lứt rẫy. Chị mong muốn kêu gọi 3 tỷ đồng đổi lấy 10% cổ phần công ty.
Võ Thị Minh Nga - người sáng lập thương hiệu Gạo lứt rẫy Bh.nong chuyên cung cấp các thực phẩm dinh dưỡng từ gạo lứt là người Quảng Nam. Minh Nga từng rời bỏ quê hương nghèo vì hầu như không có cơ hội cho người trẻ. Sau 10 năm học tập và làm việc trong ngành báo, Minh Nga quyết định “bỏ phố về quê” khởi nghiệp với hai bàn tay trắng.
>>Startup FuniMart ra về tay trắng tại Shark Tank Việt Nam mùa 5
>>Startup VMeta nhận đầu tư 50.000 USD tại Shark Tank Việt Nam
Startup Bh.nong là một thương hiệu thực phẩm gạo lứt của người đồng bào dân tộc thiểu số được gieo trồng trên nương rẫy theo cách truyền thống và không dùng các chất hoá học. Trước khi đưa vào canh tác, hạt giống cũng được ủ nảy mầm để tăng thêm giá trị dinh dưỡng.
Hiện tại, Bh.nong đang có 3 dòng sản phẩm là trà gạo lứt, bột gạo lứt và bánh gạo lứt. Để thuyết phục các Shark Minh Nga đã đưa ra lý do:
Các sản phẩm của Bh.nong đều được sáng tạo từ gạo lứt của người đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Nam. Gạo lứt được gieo theo phương thức truyền thống, không sử dụng phân bón hay thuốc hóa học trong quá trình canh tác.
Mô hình kinh doanh của Bh.nong là sản xuất và phân phối đến các đại lý, nhà phân phối khắp cả nước. Doanh thu năm 2021 của Bh.nong là 10 tỷ. Dự kiến năm 2022 sẽ đạt mốc 15 tỷ. Mục tiêu năm 2023 sẽ tăng trưởng 100%, đạt mức doanh thu 30 tỷ. Minh Nga khẳng định, chính vì Bh.nong đang trong giai đoạn tăng trưởng nên việc đầu tư vào Startup trong thời điểm này là lý tưởng nhất.
Thương hiệu Bh.nong do Minh Nga sáng lập mà không phải một người khác. Chị khẳng định, phải là người địa phương, có sự tìm hiểu nhất định về văn hóa vùng miền mới có thể khai thác được tối đa nguồn nguyên liệu này.
Hiện Bh.nong tự sản xuất sản phẩm với nhà máy rộng 600 mét vuông. Các sản phẩm của Bh.nong đã đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt chứng nhận ISO 2000:2018.
Bh.nong bán theo mô hình B2B cho 200 đại lý, nhà phân phối khắp cả nước. Các đại lý này đều triển khai bán hàng trên các sàn thương mại điện tử. Vì thế, Minh Nga tự truyền thông, không tốn chi phí nhưng lợi nhuận năm 2021 của Bh.nong vẫn đạt 30%. Minh Nga cho biết, nếu gọi vốn thành công 3 tỷ, chị sẽ dành 1 tỷ làm truyền thông.
Shark Erik đặt ra câu hỏi về nguồn cung của gạo lứt rẫy cho Bh.nong. Chị Thắm cho biết Quảng Nam hiện tại nguồn cung khoảng 600.000 tấn lúa rẫy mỗi năm. Hiện tại, Bh.nong chỉ mới thu mua được 1/20 nguồn nguyên liệu sẵn có. Vì thế, nếu có đủ nguồn lực, Bh.nong hoàn toàn có thể bắt tay với người đồng bào để thu mua và góp phần bảo tồn giống lúa này. Chị Thắm cũng nhấn mạnh điểm đặc biệt về giống lúa này nằm ở việc nó có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt bất chấp các yếu tố từ bên ngoài như địa hình hay thời tiết.
Shark Bình không đầu tư do ông tin rằng sẽ có các Shark khác phù hợp hơn đầu tư cho Bh.nong.
Shark Hùng Anh hỏi Bh.nong về lý do gọi thêm vốn dù biên lợi nhuận đã khá tốt. Chị Thắm chia sẻ rằng việc gọi vốn nhằm mục tiêu xuất khẩu sản phẩm đồng thời thúc đẩy tăng trưởng doanh thu tăng mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, chị cũng muốn có thêm người đồng hành trên hành trình khởi nghiệp.
Shark Hùng Anh là người đầu tiên ra deal với mức đầu tư 3 tỷ đồng đổi lấy 25% cổ phần, tương đương định giá doanh nghiệp khoảng 9 tỷ. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu tài sản cố định của Startup là 4 tỷ bao gồm đất 2 tỷ, nhà xưởng 1 tỷ, máy móc 1 tỷ, Shark Hùng Anh điều chỉnh mức cổ phần ông mong muốn ở hữu còn 20%.
Shark Liên chốt deal 3 tỷ cho 10% cổ phần như đúng mức kêu gọi của Startup. Cuối cùng, Minh Nga thỏa thuận deal 5 tỷ cho 20% cổ phần với Shark Hùng Anh.
Có thể bạn quan tâm