Nước Đức khởi động kỷ nguyên "hậu Merkel"

Diendandoanhnghiep.vn Sau 16 năm bà Angela Merkel giữ chức vụ Thủ tướng, nước Đức đang tiến vào kỷ nguyên mới khi cử tri cả nước bỏ phiếu cho cuộc Tổng tuyển cử lựa chọn Chính phủ và Thủ tướng mới.

Nước Đức đang tiến hành cuộc bầu cử nhằm chọn ra người kế vị bà Angela Merkel

Nước Đức đang tiến hành cuộc bầu cử nhằm chọn ra người kế vị bà Angela Merkel

Hiện tại, kết quả dự kiến cho thấy đảng Dân chủ Xã hội chiến thắng sát nút trong cuộc bầu cử hôm 26/9, đánh bại phe bảo thủ của Thủ tướng Angela Merkel.

Đài truyền hình ZDF dự đoán đảng Dân chủ Xã hội (SPD) trên đà giành được 26% số phiếu bầu, dẫn trước so với 24,5% phiếu đảng Liên minh Dân chủ Cơ Đốc giáo (CDU) của bà Merkel có thể đạt được. Nếu giành chiến thắng, ông Olaf Scholz (63 tuổi) sẽ trở thành Thủ tướng thứ 4 thuộc đảng SPD kể từ sau chiến tranh. Trước đó, ông là Bộ trưởng Tài chính và từng là cựu Thị trưởng Hamburg.

Tuy nhiên, ứng cử viên đảng CDU, ông Armin Laschet cho biết đảng của ông vẫn chưa nhận thua. Mặc dù vậy, cả hai đảng đều không chiếm được đa số phiếu bầu, nhưng cũng không muốn duy trì liên minh lớn như bốn năm qua. Vì vậy, kết quả có thể xảy ra nhất là hình thành một liên minh ba bên khác do đảng Dân chủ Xã hội hoặc phe bảo thủ của bà Merkel dẫn đầu.

Dựa trên các cuộc thăm dò dư luận, các chuyên gia cho rằng rất có thể đảng chiến thắng sẽ thành lập Chính phủ với đảng Xanh hoặc đảng Dân chủ Tự do. Tuy nhiên, quá trình đàm phán thành lập liên minh có thể kéo mất vài tháng khiến Đức đứng trước nguy cơ rút khỏi các vấn đề quốc tế trong một thời gian. Trong thời gian chờ thành lập chính phủ mới, bà Merkel sẽ vẫn lãnh đạo đất nước.

Có thể nói, cuộc bầu cử vào Chủ nhật vừa rồi đã báo hiệu sự kết thúc một kỷ nguyên cho Đức và cả với khu vực châu Âu. Trong hơn một thập kỷ, bà Merkel không chỉ là Thủ tướng của Đức mà còn là nhà lãnh đạo thực sự của châu Âu.

Kết quả cuộc bầu cử tại Đức cũng phần nào cho thấy, các cử tri quốc gia này đang mất phương hướng trước sự ra đi của bà Merkel. Nhà lãnh đạo nữ này đã xây dựng một thập kỷ vàng cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu, cũng như đẩy tỷ lệ thất nghiệp của nước Đức xuống mức thấp nhất kể từ những năm 1980.

Ralph Bollmann, người viết tiểu sử về bà Merkel nhận định “Di sản quan trọng nhất của bà Merkel là trong thời kỳ khủng hoảng trên toàn thế giới, bà ấy đã tạo ra sự ổn định”. Chuyên gia này chỉ ra, khi Mỹ rời ra đồng minh và tiến hành nhiều cuộc chiến thương mại dưới thời Tổng thống Trump, Anh đánh cược tương lai của mình bằng cuộc trưng cầu dân ý để rời khỏi Liên minh châu Âu và Pháp thất bại trong việc cải tổ nội khôi, nước Đức nổi lên như một đại diện của sự ổn định.

“Bà đã chèo lái đất nước và thậm chí là cả khu vực Euro vượt qua các cuộc khủng hoảng liên tiếp trong những năm tháng cầm quyền; đồng thời trong quá trình đó, bà đã giúp Đức trở thành cường quốc hàng đầu của châu Âu kể từ sau hai cuộc chiến tranh thế giới”, ông Bollman nhận định.

Người dân Đức đi bỏ phiếu tại điểm bầu cử ở Thủ đo Berlin

Người dân Đức đi bỏ phiếu tại điểm bầu cử ở Thủ đô Berlin

Có rất nhiều sự lo lắng về những gì xảy ra tiếp theo với nước Đức. Sự hiện diện và danh tiếng của Thủ tướng Merkel là quá lớn và rất khó để cạnh tranh. Điều đó giải thích tại sao cả hai ứng cử viên chính kế nhiệm bà Merkel hầu hết đều báo hiệu họ sẽ lựa chọn con đường giống như bà đã từng đi.

Chuyên gia Thomas Kleine-Brockhoff, Phó chủ tịch Quỹ Marshall của Đức có trụ sở tại Berlin đánh giá, Tân Thủ tướng Đức sẽ đứng trước rất nhiều thách thức khi nhậm chức. Khác với giai đoạn mà bà Merkel cầm quyền, trọng trách thủ tướng mới phải gánh vác sẽ không hề nhỏ, bao gồm điều hành một đất nước ngày càng đa dạng về sắc tộc, kiểm soát thành công dịch bệnh COVID-19 và ứng phó biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, chuyên gia này cũng cho biết thêm, bất kỳ ai trở thành Thủ tướng Đức vào thời điểm này cũng sẽ không có nhiều thời gian để nhanh chóng trở lại nắm giữ vị trí lãnh đạo trong khu vực. Đồng quan điểm, Andrea Römmele, hiệu trưởng trường Hertie ở Berlin, đánh giá “Sự phân tán giữa các đảng hiện nay sẽ làm Tân Thủ tướng dành nhiều thời gian để ổn định tình hình chính trị trong nước. Do đó, nhiều khả năng Đức sẽ vắng bóng ở châu Âu một thời gian”.

Mặc dù vậy, nền chính trị Đức không phân cực như chính trị Mỹ, hướng đi chung của nước Đức ít khả năng có sự thay đổi lớn. Và dù có nuối tiếc và hoang mang, nhưng Đức hiện đứng trước nhu cầu cải cách lớn hơn bao giờ hết. Đã đến nước Đức cần sẵn sàng bước vào một kỷ nguyên “hậu Merkel” với những bước chuyển mình mạnh mẽ hơn.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nước Đức khởi động kỷ nguyên "hậu Merkel" tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714053171 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714053171 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10