OCOP Gia Lai (Bài I): Định hình chuỗi giá trị mới

Diendandoanhnghiep.vn OCOP tại địa phương như những viên gạch nhỏ, đó là những tế bào kinh tế sinh ra từ nhu cầu bức thiết hướng đến chuỗi cung ứng vững bền.

Vườn trồng cà phê hữu cơ của Công ty Dalasa

Vườn trồng cà phê hữu cơ của Công ty Dalasa (Ảnh: Mai Chiến)

>> Tìm đường ra cho nông sản Tây Nguyên

Trịnh Thị Lương khởi nghiệp ở tuổi 35 với thương hiệu cà phê Dalasa. Biết xuất phát muộn lại nằm giữa những thương hiệu cà phê đã danh được thị trường và khách hàng ưa chuộng thì việc bắt đầu với một thương hiệu cà phê mới sẽ gặp không ít thách thức.

Bí quyết của Lương là sơ chế sản phẩm theo phương pháp Honey (là phương pháp tách vỏ rồi phơi chứ không phải lên men). Sáng tạo này giúp Dalasa Coffee có cả hương trái cây đã đạt chất lượng OCOP 3 sao vào năm 2019. Năm 2021 doanh nghiệp được sự hỗ trợ miễn phí 100% của các sàn giao dịch lớn như Sendo và Vỏ sò. Hiện nay, các sản phẩm của Dalasa Coffee đang được sàng lọc, hoàn thiện để đưa vào vào chuỗi các hệ thống siêu thị lớn.

Bà Trịnh Thị Lương bây giờ là CEO Công ty TNHH MTV Dalasa Coffee, tâm sự với Diễn đàn Doanh nghiệp: “Tuy chúng tôi khởi động muộn, nhưng nhờ tận dụng kiến thức và kinh nghiệm của người đi trước. Vì vậy sẩn phẩm của chúng tôi đạt chất lượng theo yêu cầu thị trường.”

Theo con số ước tính trong 1 năm có khoảng 20 người khởi nghiệp với cà phê. Nguyên nhân là bởi diện tích cà phê ở Tây Nguyên rất lớn, nguồn cung cấp dồi dào. Riêng tỉnh Gia Lai có diện tích cà phê lớn thứ 4 trong cả nước với gần 97.400 ha.

Năm 2020, tổng sản lượng cà phê của tỉnh đạt trên 254.000 tấn, giá trị sản xuất đạt gần 6.837 tỷ đồng. Đây cũng là ngành hàng xuất khẩu chính của địa phương. Ngoài ngành cà phê, thì mắc ca, tiêu, chanh dây, thực phẩm tươi cũng được nhiều hộ nông dân chọn để làm sản phẩm OCOP.

Riêng huyện Krông Pa đã có 10 sản phẩm được đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Những sản phẩm được chứng nhận OCOP đã giúp phát triển  kinh tế địa phương, nâng cao đời sống người dân, làm thay đổi diện mạo nông thôn.

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Krông Pa, ông Đinh Xuân Duyên, cho hay: “Đồng đất Krông Pa chứa hàm lượng Kali tự nhiên rất cao, theo đó, khả năng trao đổi chất của con bò ở Krông Pa rất tốt, mắn đẻ, chịu được kham khổ, ăn cỏ tự nhiên nên thịt bò 1 nắng ở đây cũng rất ngon”.

Thịt bò Krong Pa và giấc mơ bò Kobe Nhật Bản (Ảnh: Mai Chiến)

Thịt bò Krong Pa và giấc mơ bò Kobe Nhật Bản (Ảnh: Mai Chiến)

Sau 3 năm thực hiện Chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Gia Lai đã có 214 sản phẩm đạt 3 sao đến 4 sao cấp tỉnh, trong đó có 25 sản phẩm đạt 4 sao và 189 sản phẩm đạt 3 sao. Năm 2022, các địa phương trong tỉnh Gia Lai đã đăng ký 99 sản phẩm OCOP mới và 12 sản phẩm đăng ký nâng hạng. Tổng kinh phí để hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trong năm 2022 của tỉnh, là trên 22 tỷ đồng.

Gia Lai đang hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP từ cá nhân, gia đình, tổ hợp tác, sang thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã; tổ chức, tư vấn, hỗ trợ các tổ chức kinh tế có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP về đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản, sản phẩm; đăng ký nhãn hiệu, xây dựng phương án kinh doanh, tiếp cận nguồn vốn. Bên cạnh đó, chính quyền sở tại cũng thành lập sàn giao dịch thương mại điện tử để các cá nhân, tổ chức dễ dàng mua bán trao đổi sản phẩm.

Chủ tịch UBND tỉnh gia lai (ở giữa) thăm các gian hàng OCOP (Ảnh: Mai Chiến)

Chủ tịch UBND tỉnh gia lai (ở giữa) thăm các gian hàng OCOP (Ảnh: Mai Chiến)

Bà Nguyễn Thị Bích Thu- Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Gia Lai nói: “Sàn thương mại điện tử OCOP Gia Lai là một giải pháp linh hoạt tìm đầu ra cho sản phẩm của doanh nghiệp OCOP. Các sản phẩm, dịch vụ lên sàn phải có chất lượng tốt để phục vụ người tiêu dùng. Trong đó, sản phẩm tập trung ở các nhóm thực phẩm, đồ uống, thảo dược, may mặc, hàng lưu niệm, trang trí, du lịch, dịch vụ nông thôn”.

Theo ghi nhận của phóng viên, một số mặt hàng OCOP của tỉnh Gia Lai có chất lượng cao cũng đã xuất hiện trong hệ thống Co.opmart, Vinmart, chuỗi siêu thị tư nhân, các điểm bán lớn. Sản phẩm OCOP Gia Lai đang dần tạo thiện cảm trong lòng người tiêu dùng.

Bài II: Mở đường ra thế giới

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết OCOP Gia Lai (Bài I): Định hình chuỗi giá trị mới tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713921714 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713921714 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10