Ngành thời trang Italia không thể thiếu những chiếc kính, và thị trường kính cao cấp của vương quốc thời trang này không thể thiếu mắt kính Luxottica.
Ngành thời trang Italia không thể thiếu những chiếc kính, và thị trường kính cao cấp của vương quốc thời trang này không thể thiếu mắt kính Luxottica - thương hiệu kính ray-ban của ông Leonardo Del Vecchio
Giấc mơ của cậu bé nghèo
Leonardo Del Vecchio sinh ra trong một gia đình nghèo ở Milan (Italia) vào năm 1935. Cha mất trước khi cậu bé chào đời vài tháng, gia đình nghèo khó, người mẹ không đủ khả năng lo cho năm đứa con nên đến năm bảy tuổi, cậu được gửi vào trại trẻ mô côi, sống nhờ vào sự chăm sóc của các tu sĩ.
Năm 14 tuổi, Leonardo bắt đầu làm việc để kiếm thêm thu nhập giúp mẹ. Công việc đầu tiên của cậu là lắp ráp các bộ phận máy ở một xưởng sản xuất công cụ. Tại đây, Leonardo may mắn được người chủ cho tham gia các lớp học ban đêm tại Học viện Mỹ thuật Brera, chủ yếu về thiết kế. Sớm bị cuốn hút và đem lòng say mê những chiếc kính mắt, chàng thiếu niên đã hình dung ra triển vọng, viễn cảnh mở rộng và quảng bá kính mắt như nhiều phụ kiện thời trang khác.
Lập gia đình khi mới 21 tuổi, Leonardo tiếp tục cuộc sống vất vả tưởng như không nhìn thấy mặt trời của mình. Cậu thanh niên Leonardo phải làm việc đến 20 tiếng một ngày để kiếm đủ tiền nuôi vợ và hai con thơ. Ban ngày đi làm lĩnh lương, ban đêm ông làm thêm bất cứ việc gì để có thêm thu nhập cho gia đình.
Ý nghĩ tiếp tục thôi thúc trong đầu Leonardo là phải vượt ra khỏi khung kính của xưởng thợ, phải làm được chiếc kính của riêng mình. Leonardo quyết định chuyển gia đình đến thành phố Agordo, quê hương của ngành công nghiệp kính mắt nước Ý
Tuy nhiên, gọng kính màu vàng ở đây chế tạo bằng chất xenlulo vừa đơn điệu, vừa không bền lại rất nguy hiểm vì đây là chất liệu dễ cháy. Nhiều người đã thử nghĩ đến việc dùng kim loại để làm gọng kính, nhưng lại không bán được vì mẫu mã vẫn còn quá thô kệch.
Cũng trong thời gian đó, rất nhiều nghệ sĩ rock&roll từ Mỹ đến Italia biểu diễn. Họ mặc quần jeans, những chiếc áo chim cò. Và cả khi biển vào mùa hè, hàng ngàn người ra biển tắm, cưỡi mô tô nước và đeo kính râm. Một ý tưởng lóe lên trong suy nghĩ của Leonardo, kính không đơn thuần chỉ để bảo vệ mắt mà còn là mode, là thể hiện gu thời trang của từng người.
Với số vốn nho nhỏ sau những năm lao động cực nhọc, Leonardo bắt đầu mở xưởng sản xuất kính tại nhà. Lần đầu tiên lao vào công việc mới mẻ này, cả gia đình cùng nhau phụ giúp ông.
Leonardo kể: “Trong những năm 60-70, khi làm những đôi mắt kính, tôi đã khắc bằng tay những hoa văn bằng nhôm mà người ta quen thấy trên những gọng kính thời bấy giờ!”. Vợ ông tô màu từng gọng kính một, con ông dán những băng dính lên các phần gọng mà khách hàng muốn giữ lại màu sắc tự nhiên. Cứ như thế Luxottica cho ra đời những sản phẩm của chính mình.
Từ xưởng sản xuất gia đình, ông thuê thêm 14 thợ và kêu gọi hỗ trợ tài chính từ những tổ chức xúc tiến kinh tế trong nước. Và thương hiệu Luxottica cùng dây chuyền sản xuất kính công nghiệp được manh nha từ đó.
Bước đầu tiên chinh phục thị trường, Leo cho sản xuất hàng loạt kính râm gọng to, che khuất nửa gương mặt. Ngay cả khi chiều buông, tại các bãi biển người ta cũng đeo kính để tham gia vũ hội. Kính dường như đã là “một phần không thể thiếu của cuộc sống”.
Năm 1961, Leonardo thành lập Luxottica, chuyên cung cấp các mảnh kính cho các nhà sản xuất kính mắt. Đến năm 1967, ông mở rộng hoạt động sang lắp ráp kính. Sau một thập kỷ, Luxottica quyết định ngừng sản xuất khung, gọng cho các thương hiệu khác đồng thời phát triển dòng sản phẩm độc quyền của riêng mình.
Từ một nhà cung cấp các bộ phận như gọng, mắt kính cho những nhà sản xuất khác, nhờ con mắt tinh tường và quyết định đúng đắn của nhà sáng lập, Luxottica đã làm chủ và thực hiện, kiểm soát được toàn bộ quá trình sản xuất kính mắt.
Không ngừng thâu tóm và thâu tóm
Năm 1971, lần đầu tiên Leonardo del Vecchio tham dự Hội chợ Milan. Lúc này mắt kính của ông đã có chỗ đứng trên thị trường. Leonardo mua lại tất cả các cổ phần của những người hợp tác với mình và bắt đầu liên doanh với một nhà máy ở Mantone. Đây là bước nhảy vọt của Luxottica. “Sản phẩm của chúng tôi hoàn toàn mới về kiểu dáng, giá cả rất hấp dẫn và chỉ do một nhà sản xuất làm ra” - Leonardo nhớ lại. Và từ đó xuất hiện “hệ thống liên kết dọc - một hãng chế tạo và sản xuất nhiều loại kính” rất phổ biến trong sản xuất kính ngày nay.
Đến những năm 80, mắt kính Luxottica đã chiếm lĩnh hầu hết thị trường trong nước. Năm 1981, Leonardo mua lại xí nghiệp Ster Oflex và thiết lập mối quan hệ buôn bán đầu tiên ở Muniel thuộc Cộng hòa liên bang Đức.
Năm 1982, ông mua tiếp 50% cổ phần của tập đoàn kính Avantgande Ones ở New York (Mỹ). Một năm sau, Luxottica mở chi nhánh tại Espana 5A ở Barcelona (Tây Ban Nha) và dần lấn bước sang các thị trường rộng lớn khác như Anh, Pháp, Canada, Thụy Điển.
Năm 1990 Luxottica mua lại thương hiệu kính Vogue. Sau đó các thương hiệu mang tính biểu tượng như Ray-Ban của Hoa Kỳ hay Oakley, Oliver Peoples, Persol, Alain Mikli, Arnette và REVO cũng lần lượt rơi vào tay Leonardo.
Chưa hết, Luxottica cũng đạt được thỏa thuận phát triển độc quyền, sản xuất và phân phối trên toàn thế giới các gọng, kính râm được thiết kế bởi Chanel, Burberry, Chanel, Coach, Dolce & Gabbana, Paul Smith, Prada, Stella McCartney, Tiffany, Versace,..
Bên cạnh đó, việc mua lại những chuỗi bán lẻ tại các quốc gia lớn khác như OPSM (Úc), Pearle Vision,Target Optical và Sears Optical (Bắc Mỹ) hay đặc biệt là LensCrafters, chuỗi chuyên bán kính râm Sunglass Hut đã giúp sản phẩm của Luxottica phủ sóng toàn cầu.
Tháng 7/2019, Leonardo Del đã đồng ý một thỏa thuận mới trị giá 6,1 tỷ USD để mua đối thủ GrandVision, công ty hàng đầu thế giới về bán lẻ, củng cố thêm vị trí số 1 trong ngành kính mắt.
Đến thập kỷ 1990, Leonardo tiếp tục đầu tư vào các thị trường Nhật, Bồ Đào Nha, Bỉ, Hy Lạp và bước chân đến thị trường chứng khoán phố Wall của nước Mỹ. Luxottica là công ty duy nhất trên thế giới có mặt ở thị trường chứng khoán nước ngoài, mà niêm yết tại thị trường chứng khoán của nước mình. Cũng trong năm 1991, ông đứng đầu trong danh sách những doanh nhân thành đạt nhất Italia do Nhật báo II Messagero bình chọn.
Có thể bạn quan tâm
Câu chuyện đằng sau vụ đắm tàu Titanic!
11:00, 18/07/2021
Chuyện khởi nghiệp tuổi 40 của "Nữ hoàng váy cưới" Vera Wang
03:00, 17/07/2021
Người đứng đầu VinAI và tham vọng đưa Việt Nam vào bản đồ AI toàn cầu
03:00, 16/07/2021
Jeff Bezos sẽ chinh phục không gian như thế nào?
03:00, 15/07/2021
Cựu lãnh đạo Walmart và mối duyên đặc biệt khiến ông “cập bến” Bibo Mart
10:00, 14/07/2021
Giấc mơ cà phê của doanh nhân Đỗ Ngọc Hòa
03:00, 14/07/2021
Nữ doanh nhân Việt vào danh sách tỷ phú thế giới 2021
00:00, 13/07/2021