Góp ý dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi): Tăng giờ làm thêm là nhu cầu có thực

K.Lãng, N.Hà thực hiện 23/10/2019 05:02

LTS: Sáng nay 23/10, Quốc hội thảo luận cho ý kiến về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), Diễn đàn Doanh nghiệp giới thiệu các ý kiến đóng góp từ các doanh nhân cho dự án này.

Ông Mikinao Tanaka Uỷ ban lao động Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản: Cần xem xét về việc nâng mức thời giờ làm thêm tối đa hằng năm từ 200 giờ lên 300 giờ…

Hiện nay, tổng số giờ được làm thêm tối đa trong một năm của Việt Nam đang bị hạn chế (200 giờ), thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia đang cạnh tranh lao động với Việt Nam. Việc này làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, ảnh hưởng rất lớn tới sức cạnh tranh về lao động của Việt Nam so với các quốc gia khác.

Ông Mikinao Tanaka Uỷ ban lao động Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản

Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp đã phải bố trí làm thêm giờ hết thết thời gian được phép 200 giờ/năm hoặc 300 giờ/năm theo quy định của Bộ Luật lao động hiện hành. Thậm chí, có doanh nghiệp đã phải chấp nhận việc vi phạm quy định về giờ làm thêm để có thể giao hàng đúng hạn, tránh bị phạt hợp đồng hoặc phải giao hàng theo máy bay.

Trong bối cảnh cần cân đối và đảm bảo khả năng duy trì việc làm của người lao động, không gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và so sánh với việc quy định về thời gian làm thêm tại nhiều nước có điều kiện phát triển kinh tế, xã hội tương đương Việt Nam, cần xem xét về việc nâng mức thời giờ làm thêm tối đa hằng năm từ 200 giờ lên 300 giờ (đối với các ngành nghề bình thường).

Riêng đối với một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có thể tăng số giờ làm thêm từ 300 giờ lên 400 giờ với điều kiện là có nhu cầu kinh doanh chính đáng như các ngành nghề phục vụ xuất khẩu, phục vụ đơn hàng… và được sự đồng ý của người lao động đối với công việc làm thêm giờ.

Đồng thời, chúng tôi đề xuất chỉnh sửa ngành nghề “Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, linh kiện điện, điện tử, chế biến nông, lâm, thủy sản” thành “Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, sản xuất linh kiện hỗ trợ cho các sản phẩm nêu trên, chế biến nông, lâm, thủy sản”.Đặc biệt, với quy định: “Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm; trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm.”, các doanh nghiệp xin kiến nghị giữ nguyên quy định như Luật hiện hành, không hạn chế số lần gia hạn Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài như trong Dự thảo Bộ Luật. Đồng thời nâng thời hạn cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài từ hai năm lên ba năm.

Trên thực tế, việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là do người lao động Việt Nam không thể đảm nhận được vị trí công việc đó ( bởi lẽ so với việc sử dụng lao động trong nước, việc sử dụng lao động nước ngoài có nhiều bất lợi như điều kiện xin cấp phép chặt chẽ và chi phí tiền lương, chi phí khác cao). Nếu theo quy định của Dự thảo Luật, thời hạn tối đa mà người nước ngoài có thể làm việc tại Việt Nam là 4 năm. Nếu trong 4 năm đó, người lao động Việt Nam vẫn không thể đảm nhận được công việc thì người lao động nước ngoài sẽ phải quay về nước, sau đó xin cấp giấy phép lao động mới và quay lại Việt Nam. Việc này gây mất thời gian, công sức và chi phí cho người lao động và doanh nghiệp. Đồng thời, trong khoảng thời gian đó, doanh nghiệp không có người vận hành nên không thể hoạt động được, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và kinh doanh.

Các quy định Luật hiện nay về điều kiện xin giấy phép lao động cho người nước ngoài cũng đã rất chặt chẽ, không phải lao động nước ngoài nào cũng đủ điều kiện để xin giấy phép lao động, mà chỉ có các chuyên gia và các lao động kỹ thuật cao. Quy định như Dự thảo Bộ Luật sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn, làm hạn chế về môi trường đầu tư của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài, làm giảm tính cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế.

Ngoài ra, theo cam kết với WTO và CPTPP, “người di chuyển trong nội bộ của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam bao gồm Nhà quản lý và Giám đốc điều hành, chuyên gia có thời hạn nhập cảnh là 3 năm, và có thể được gia hạn tùy thuộc vào thời hạn hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam”; “nhân sự khác của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam là các nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia mà người Việt Nam không thể thay thế có thời hạn nhập cảnh là 3 năm hoặc theo thời hạn của hợp đồng lao động, tùy theo thời hạn nào ngắn hơn, và có thể được gia hạn tùy thuộc vào thời hạn hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam”. Do vậy, đối với NLĐ nước ngoài có hợp đồng lao động hoặc giấy xác nhận điều động Nhân sự có thời hạn là 3 năm thì NLĐ nước ngoài phải được cấp giấy phép lao động với thời hạn 3 năm để giảm thiểu các chi phí phát sinh không đáng có trong doanh nghiệp.

Ông Vũ Huy Đông - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP DamSan: Người lao động Việt Nam mới chỉ bỏ ra 70% sức lao động

Quốc hội thảo luận cho ý kiến về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) nhằm thay đổi quy định về thời giờ làm việc bình thường để đáp ứng tốt hơn mong mỏi, quyền lợi của người lao động là khách quan. Tuy nhiên, đây chỉ là căn cứ khung pháp lý của Việt Nam để người sử dụng lao động và người lao động tham chiếu thực thi, bởi trên thực tế là sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Ông Vũ Huy Đông - Chủp/tịch HĐQT, Tổng Giám đốcp/Công ty CP DamSan:

Nếu nhìn vào thu nhập và mức sống hiện nay ở Việt Nam cho thấy, đời sống người lao động còn nghèo, mức thu nhập bằng 1/3 so với Trung Quốc và bằng 70% so với Thái Lan... Ngoài ra, năng suất lao động ở Việt Nam còn thấp, ý thức người lao động không cao, không chịu học hỏi nâng cao tay nghề ứng dụng khoa học kỹ thuật, không chịu đổi mới, làm ẩu, ý thức tổ chức kỷ luật kém...

Qua thực tế thì về cơ bản người lao động Việt Nam mới chỉ bỏ ra 70/100% công suất lao động. Đơn cử như Công ty DamSan, thu nhập người lao động trung bình là 5 triệu – 6 triệu, thời gian làm việc 8 giờ/ngày (kể cả thời gian nghỉ ăn giữa ca) tương đương 48 giờ/ tuần, nhưng người lao động muốn làm thêm cả thứ bảy nhằm tăng thêm thu nhập cũng như thời gian nhàn rỗi nhưng công ty cũng không đáp ứng được.

Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam còn nghèo, công nghệ còn lạc hậu kém phát triển về cơ bản là photo copy... Mặt khác, trong bối cảnh hội nhập hiện ở nhiều lĩnh vực sản xuất nhiều công ty ít đơn hàng thậm chí không có việc làm phải cho người lao động nghỉ việc, cắt giảm lao động...

Có thể bạn quan tâm

  • Dự thảo Luật lao động (sửa đổi)

    Dự thảo Luật lao động (sửa đổi) "làm khó" doanh nghiệp

    21:14, 22/10/2019

  • Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi): “Bỏ quên” lao động sáng tạo

    Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi): “Bỏ quên” lao động sáng tạo

    05:00, 16/10/2019

  • Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi): Cần tôn trọng quyền có việc làm và làm thêm của người lao động

    Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi): Cần tôn trọng quyền có việc làm và làm thêm của người lao động

    14:40, 14/10/2019

  • Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi): Doanh nghiệp kiên trì kiến nghị tăng trần giờ làm thêm mức 500 giờ/năm

    Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi): Doanh nghiệp kiên trì kiến nghị tăng trần giờ làm thêm mức 500 giờ/năm

    05:00, 14/10/2019

  • Liên minh Doanh nghiệp điện tử đánh giá

    Liên minh Doanh nghiệp điện tử đánh giá "sức ép" lên doanh nghiệp từ Bộ Luật Lao động (sửa đổi)

    17:00, 30/09/2019

 Vì vậy, tôi cho rằng việc sửa đổi Bộ luật Lao động lần này nên quy định thời giờ làm việc bình thường (Điều 106) dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) như quy định hiện hành theo Phương án 2 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội như dự thảo Chính phủ trình giữ nguyên quy định giờ làm việc bình thường 48 giờ/tuần là hợp lý và phù hợp thực tế hiện nay.

Còn quy định về thời giờ làm việc giữa khu vực công (khu vực hành chính) với người lao động đang không bình đẳng, đề nghị nghiên cứu để quy định người lao động thực hiện làm việc theo Phương án 1 quy định thời gian làm việc bình thường là 8 giờ/ngày và 44 giờ/tuần, khuyến khích làm việc 40 giờ/tuần là không phù hợp.

Chúng ta nên căn cứ vào tình hình thực tế ở nước ta chứ không nên căn cứ trong khối ASEAN. Mà thực tế trong khối ASEAN mới chỉ có 2 quốc gia là Indonesia và Singapore quy định 44 giờ/tuần.

Lê Viết Thụ - Giám đốc Công ty TNHH May TBT: Nhu cầu làm thêm giờ của người lao động là có thật

Lê Viết Thụ - Giám đốc Công ty TNHH May TBT

Đề xuất "mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt từ tối đa 300 giờ lên 400 giờ mỗi năm" nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Đối với chúng tôi, đây là nhu cầu có thật.

Hiện nay, các nhà máy gia công dệt may, da giầy đều mong muốn nâng số giờ làm thêm. Với đề xuất 400h/năm là rất phù hợp với thực tế. bởi với đặc thù những doanh nghiệp này, nhất là doanh nghiệp làm hàng xuất như Công ty TNHH May TBT thì tiến độ giao hàng rất quan trọng. Thực tế rất nhiều doanh nghiệp trên cả nước đã vượt quá số giờ này rồi.

Việc mở rộng khung thỏa thuận về làm thêm giờ sẽ đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, tăng tính linh hoạt khi tổ chức làm thêm giờ và góp phần tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, cũng nhằm đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người lao động và góp phần bảo vệ tốt hơn quyền lợi tiền lương của người lao động.

Do vậy, đây không chỉ là mong muốn của người sử dụng lao động mà bản thân người lao động cũng rất ủng hộ, thậm chí họ sẽ lựa chọn những doanh nghiệp thường xuyên tăng ca.

Nếu luật được đưa vào áp dụng, tôi tin các doanh nghiệp trong ngành sẽ rất ủng hộ và họ sẽ có những giải pháp động viên tinh thần cũng như tăng lương phù hợp cho người lao động. Đối với công ty TNHH May TBT, chúng tôi cũng đang áp dụng nhiều chính sách như thâm niên, chuyên cần, hỗ trợ tiền ăn, quan tâm hiếu hỉ hay những chuyến du lịch… nhằm khích lệ tinh thần và tạo môi trường gắn kết, sẻ chia cùng nhau phát triển.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Góp ý dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi): Tăng giờ làm thêm là nhu cầu có thực
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO