Phát triển hạ tầng giao thông: Nhìn từ láng giềng

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 09/06/2020 11:00

Thỉnh thoảng, câu chuyện xây dựng hạ tầng giao thông ở Việt Nam lại "nóng". Nhìn sang láng giềng, tuy họ thành công, nhưng cách làm cũng không có gì khác biệt!

Vì sao Indonesia “lôi kéo” được 27 nhà máy của Mỹ chuyển về từ Trung Quốc? Một trong những nhân tố hàng đầu chính là hệ thống hạ tầng cơ sở được đảm bảo.

Bí mật trong SOE

Đầu năm 2019, báo chí Việt Nam hào hứng nói về lễ khánh thành tuyến Metro đầu tiên của Indonesia ở thủ đô Jakarta - nó như một sự so sánh ngầm với Cát Linh - Hà Đông và nhiều dự án bê bối ở nước ta.

Công trình tại Jakarta dài 16km kết nối trung tâm thủ đô với khu thương mại sầm uất phía nam thành phố. Vốn đầu tư 2,6 tỷ USD, một phần trong đó được vay từ JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản) còn lại là vốn đối ứng, thời gian thi công đúng 5 năm!

Tổng thống Indonesia giản dị đến dự lễ khánh thành Metro ở thủ đô Jakarta

Tổng thống Indonesia giản dị đến dự lễ khánh thành Metro ở thủ đô Jakarta

Indonesia là đất nước được tạo thành bởi 17.000 hòn đảo lớn nhỏ, điều này là trở ngại rất lớn đối với nhiệm vụ phát triển hạ tầng giao thông. Nhưng mô hình SOE đã hoạt động vô cùng hiệu quả để tạo ra những cung đường, cây cầu đồ sộ kết nối toàn bộ lãnh thổ.

SOE chính là các dự án hạ tầng khổng lồ của doanh nghiệp nhà nước. Mô hình này được khuếch trương mạnh mẽ dưới thời Tổng thống Joko Widodo. Điều đặc biệt ở SOE là họ đóng vai trò then chốt trong các dự án, nhưng không nhất thiết phải đổ vốn vào. Tại Indonesia, các SOE hoạt động mạnh đến mức nó khiến cho 37.000 doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực phát triển hạ tầng bị phá sản!

SOE áp dụng biện pháp tái cấu trúc và phát triển kinh doanh. Ví dụ như con đường thu phí xuyên đảo Java, kéo dài từ cảng Merak ở Banten đến Surabaya ở tỉnh Đông Java đã được hoàn thành, giảm thời gian di chuyển bằng ô tô từ 14 giờ xuống còn 9 giờ.

Nhưng vấn đề ở chổ, song song với việc thu phí, những con đường mới đã mở ra cơ hội việc làm, thúc đẩy các hoạt động kinh tế ở những khu vực xa trung tâm. Minh chứng rõ nét nhất là Indonesia đã hấp dẫn được nhà đầu tư Mỹ thời hậu COVID-19.

Indonesia đặt ra tham vọng xây dựng mới 15 sân bay, 24 cảng biển và hơn 3.000 km đường sắt. Trong trung hạn, ông Widodo mong muốn xây mới khoảng 2.650 km đường bộ và thực hiện nâng cấp, bảo trì hơn 46.770 km đường bộ hiện có.

Tất cả nằm trong một chương trình lớn có tên tuổi - “Nawa Cita”, hay còn gọi là “Nine Development Agendas” - người dân vạn đảo tự hào xưng là “Chín niềm hy vọng” để cải tổ kinh tế đất nước.

Người ta ước tính số tiền đầu tư cho cơ sở hạ tầng của Indonesia sẽ tăng gấp 2 lần từ 82 tỷ USD trong năm 2016 lên 165 tỷ USD vào năm 2025. Nhưng theo tính toán của Bloomberg, chính phủ Indonesia chỉ đáp ứng được 25 tỷ USD!

Cách làm của họ là huy động vốn ngoài nước. Rất bất ngờ, Trung Quốc hiện là nhà đầu tư lớn nhất tại đây! Dự án đường sắt cao tốc nối liền Jakarta và thành phố Bangdung cũng do Trung Quốc đầu tư.

Bắc Kinh mới đây đã nhất trí đầu tư thêm một số dự án cơ sở hạ tầng tại nhiều khu vực như Bắc Sumatra, Bắc Kalimantan và Bắc Sulawesi - những nơi tọa lạc của các nhà máy Mỹ mới chuyển sang.

Quản lý tốt là mấu chốt thành công

Thực tế, rất ít quốc gia có thể tự lực cánh sinh hoàn toàn trong nhiệm vụ xây dựng hạ tầng. Trước đây Trung Quốc thời kỳ đầu mở cửa cũng nhờ sự giúp đỡ của Mỹ, hay Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore cũng nhận được nguồn đầu tư tương tự.

Indonesia cũng từng đối mặt với các mối nguy hiểm như Việt Nam trong các công trình do nước ngoài đầu tư. Trong năm 2017, Cơ quan Quản lý An sinh Xã hội Indonesia ghi nhận số vụ tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng tại đã tăng 10% so với năm 2016. Nhưng nhà cơ quan chức năng đã mạnh mẽ đình chỉ thi công.

Indonesia có hệ thống hạ tầng hoàn thiện bậc nhất khu vực

Indonesia có hệ thống hạ tầng hoàn thiện bậc nhất khu vực

Từ bài học Indonesia cho thấy, nguồn vốn nào không quan trọng, công hay tư cũng không phải vấn đề mà cái cốt lõi là phương thức quản lý các dự án trọng điểm quốc gia, đặc biệt đối với các dự án có sử dụng vốn vay.

Đòi hỏi sự chặt chẽ từ khâu đánh giá, nghiên cứu tiền khả thi, xác định quy mô đầu tư, các yếu tố về kỹ thuật, công nghệ, chất lượng, thời gian thi công, mạnh mẽ dứt khoát với tiêu cực, vướng mắc.

Có thể bạn quan tâm

  • Indonesia

    Indonesia "đón sóng" đầu tư từ Mỹ và cơ hội nào cho Việt Nam?

    07:00, 22/05/2020

  • Indonesia hấp dẫn nhà đầu tư Mỹ?

    Indonesia hấp dẫn nhà đầu tư Mỹ?

    11:05, 19/05/2020

  • "Siết" sợi nhập xuất xứ Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia

    04:00, 18/05/2020

  • Đón sóng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc: Việt Nam có

    Đón sóng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc: Việt Nam có "cửa" vượt Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ?

    11:00, 11/05/2020

  • Vì sao TP.HCM không áp dụng chính sách đặc thù để đầu tư hạ tầng giao thông?

    Vì sao TP.HCM không áp dụng chính sách đặc thù để đầu tư hạ tầng giao thông?

    05:30, 29/05/2020

  • Tháo gỡ

    Tháo gỡ "điểm nghẽn" hạ tầng giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

    17:04, 07/05/2019

  • Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng giao thông

    Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng giao thông

    00:00, 04/05/2019

  • Khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải tuân theo cơ chế thị trường

    Khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải tuân theo cơ chế thị trường

    19:59, 24/04/2019

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Phát triển hạ tầng giao thông: Nhìn từ láng giềng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO