Phát triển kinh tế tư nhân phải là chính sách chấn hưng dân tộc

Diendandoanhnghiep.vn Kinh tế tư nhân của nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ và có chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế nước nhà. Nhưng để kinh tế tư nhân vươn ra thế giới thì vẫn cần có nhiều hơn nữa chính sách hỗ trợ. 

>>Tìm động lực cho kinh tế tư nhân

Đó là chia sẻ của TS. Lê Đăng Doanh với Diễn đàn Doanh nghiệp.

- Xin ông đánh giá thực trạng của kinh tế tư nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay?

Kinh tế tư nhân hiện nay đóng góp khoảng 40% GDP, 30% ngân sách nhà nước, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động cả nước. Đó là bước phát triển nhảy vọt trong thời gian rất ngắn, vượt những định kiến của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung còn sót lại.

Chính khu vực kinh tế tư nhân năng động này đã hưởng ứng các chính sách hỗ trợ của nhà nước, cùng với nông dân, giúp kinh tế nước ta bước đầu vượt qua đại dịch COVID-19, có tăng trưởng 2,91% trong năm 2020.

So với các nền kinh tế thị trường phát triển năng động và lâu đời hơn, với khoảng 800.000 doanh nghiệp tư nhân hiện đang hoạt động trên dân số gần 100 triệu dân, với 8 doanh nghiệp trên 1.000 dân, mật độ doanh nghiệp của nước ta còn thấp. Tới 96% số doanh nghiệp đã đăng ký cũng thuộc loại doanh nghiệp nhỏ, chỉ có 2% là trung bình và 2% thuộc loại lớn thì rõ ràng còn quá khiêm tốn, chỉ có thể giúp vượt qua đói nghèo chứ chưa đủ mạnh để đưa nước ta trở thành nền kinh tế thu nhập trung bình cao.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nguồn: Tổng cục Thống kê

- Thưa ông, đâu là những tồn tại của khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay?

Trong cơ cấu của kinh tế tư nhân, số doanh nghiệp có đăng ký theo Luật Doanh nghiệp, thực hiện hạch toán kinh tế, đóng thuế theo biên lai, chứng từ, chiếm khoảng 12% GDP; còn lại là phần đóng góp của đông đảo các hộ gia đình, đăng ký ở quận, huyện, nộp thuế khoán, thuộc loại hình kinh tế phi hình thức. Nộp thuế khoán là thỏa thuận giữa người nộp thuế và cán bộ thu thuế, hai bên sẽ tìm cách “cưa đổi”, có lợi nhất cho mỗi bên, chỉ có ngân sách nhà nước chịu thiệt. Theo Luật Doanh nghiệp, đơn vị nào sử dụng trên 5 lao động thì phải ký hợp đồng và đăng ký hoạt động là doanh nghiệp nhưng sự thật là có doanh nghiệp có đến cả trăm lao động ở nhiều cơ sở khác nhau song vẫn núp bóng “hộ kinh doanh” để nộp thuế khoán.

Với quy mô hiện nay thì khu vực kinh tế tư nhân vẫn chưa xứng tầm, chưa có năng lực cạnh tranh ngang ngửa ở nước ngoài. Một số doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam hiện nay có thể có quy mô không nhỏ nhưng trình độ khoa học công nghệ, trình độ quản lý đang còn có yếu kém. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, chuyển mạnh sang nền kinh tế số hóa, thương mại điện tử xuyên biên giới, doanh nghiệp nhỏ cũng có cơ hội nếu đủ năng lực, song nếu hộ gia đình quá nhỏ sẽ khó có thể bắt kịp nhịp độ thay đổi trên thế giới.

>>“Đừng quản lý kinh tế tư nhân bằng mọi giá”

- Để kinh tế tư nhân phát triển đúng với tiềm năng vốn có, theo ông, cần có những chính sách hỗ trợ như thế nào cho khu vực này?

Không ít địa phương ưu tiên, ưu đãi đầu tư nước ngoài nhiều hơn phát triển các doanh nghiệp dân tộc, miễn giảm thuế, tạo mặt bằng đất đai thuận lợi hơn với mục tiêu thu hút “đại bàng” để trở thành tỉnh công nghiệp trong thời gian ngắn nhất. Cần lưu ý rằng, thương hiệu của doanh nghiệp nước ngoài không thể đại diện cho đất nước Việt Nam và về lâu dài doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có thể chuyển sang nước khác khi có điều kiện thuận lợi hơn.

Muốn kinh tế tư nhân phát triển thì những rào cản, hạn chế phải được loại bỏ. Hiện nay còn đến khoảng 6.000 “giấy phép con”, rất cần được cải tiến, thực hiện chính phủ điện tử, chuyển sang kinh tế số, giảm bớt chi phí về thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp. Trong cải cách thể chế, nâng cao sự trong sạch của môi trường kinh doanh cần nhấn mạnh vai trò của chính quyền. Đặc biệt, phải có quy định nghiêm cấm công chức đòi hỏi doanh nghiệp “cõng” thêm chi phí không tên. Đồng thời, Nhà nước cần có chính sách dài hạn để nâng đỡ họ.

Giải pháp để khuyến khích doanh nghiệp “muốn lớn” giai đoạn mới. Một là, phải thực hiện cải cách theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển. Hai là, phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia nền kinh tế số, bằng hỗ trợ và chính sách cụ thể như mở lớp bồi dưỡng miễn phí cho các chủ doanh nghiệp về kinh tế số, chính phủ điện tử, khuyến khích doanh nghiệp kết nối theo chuỗi giá trị với các doanh nghiệp khác, trong nước hay ngoài nước… thay vì chỉ có chủ trương chung chung.

Chính sách phát triển kinh tế tư nhân của chúng ta phải là chính sách chấn hưng dân tộc, đất nước. Doanh nghiệp với thương hiệu sẽ là hình ảnh đại diện của dân tộc Việt Nam trên thế giới như Viettel, VietJet hay Vinfast.

- Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phát triển kinh tế tư nhân phải là chính sách chấn hưng dân tộc tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714094628 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714094628 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10