Phát triển ngành hàng không: Sự tham gia của tư nhân sẽ vẽ nên một viễn cảnh sôi động

Huyền Trang 26/07/2018 14:15

Nhiều hãng hàng không có thế lực phía sau là những nhà đầu tư lớn sẵn sàng tham gia cuộc đua phát triển ngành hàng không đang vẽ nên một viễn cảnh vô cùng sôi động.

20 năm tăng trưởng 16 lần

Tại hội thảo hàng không Việt Nam - chắp cánh ước mơ được tổ chức vào chiều nay (26/7) tại Thanh Hóa, ông Huỳnh Thế Du, Giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright khẳng định cho biết, ngành hàng không đã tạo ra 2,7 tỷ nghìn USD trong năm 2014, chiếm 3% GDP toàn cầu. 1.400 hãng hàng không, 26.000 máy bay thương mại, thực hiện trên 32 triệu chuyến bay trên toàn cầu. Năm 2017, ngành hàng không đã tạo ra doanh thu 754 tỷ USD, lợi nhuận ròng là 34,2 tỷ USD.

Trong 20 năm qua, ngành hàng không đã tăng ngoạn mục, 16 lần, đặc biệt từ năm 2010 đến nay đã tăng đáng kể, trong khi đó, nhu cầu đường bộ cũng tăng lên rất nhiều. Đặt trong bức tranh toàn cầu, Việt Nam đang có mức tăng trưởng cao so với thế giới. Việt Nam có thị trường hàng không năng động, mức tăng trưởng ngành hàng không tương đương với Philippines.

Ông Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, ĐH Fulbright

Ông Huỳnh Thế Du, Giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, ĐH Fulbright.

Theo ông Du, dự báo toàn cầu năm 2036 cho thấy, lượng khách sẽ tăng gấp đôi, và tăng trưởng năng động nhất trong 20 năm tới là các nước Châu Á Thái Bình Dương, đạt 2,1 tỷ người, mức tăng 4,6%/năm. Đối với Việt Nam, đến năm 2034 dự báo tổng dân số là 105 triệu người, GDP bình quân là 18-22 nghìn USD. Cũng theo dự báo, nếu trung bình các nước có thu nhập 18-24 nghìn USD thì khách hàng không sẽ đạt 58 triệu hành khách/năm. Còn nếu thu nhập tương đương với Thái Lan hiện tại thì khách hàng không có thể lên đến 110 triệu người. Ngành hàng không có tác động lan tỏa đến các hoạt động kinh tế nói chung, đối với ngành du lịch, tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Hàng nghìn tỷ đồng vốn tư nhân đổ vào hạ tầng hàng không

    15:01, 23/07/2018

  • Hàng không: "Nút thắt" phải tháo gỡ để du lịch thực sự "cất cánh"

    11:50, 21/07/2018

  • Sắp diễn ra Hội thảo “Phát triển hàng không - Chắp cánh du lịch Việt Nam”

    10:19, 21/07/2018

  • Vietnam Airlines năm thứ 3 liên tiếp nhận chứng chỉ hãng hàng không quốc tế 4 sao

    08:00, 18/07/2018

  • Skytrax đánh giá cao hãng hàng không 4 sao Vietnam Airlines

    22:59, 17/07/2018

Tóm lại, ngành hàng không đã tăng trưởng cao trong thời gian qua, nhờ có sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân vào ngành hàng không, giúp lĩnh vực này phát triển mạnh hơn. Hành khách so với dân số ở mức rất cao so với mức thu nhập hiện tại. Tiềm năng tăng trưởng của ngành hàng không thế giới trong khoảng 10-20 năm tới là ổn định. Nếu Việt Nam có thể đạt được mức khách hàng so với dân số như Thái Lan thì tiềm năng của ngành hàng không còn rất lớn. Thách thức và cách thức phát triển cơ sở hạ tầng, tác động lan tỏa của ngành hàng không là rất lớn”, ông Du phân tích.

Đáng chú ý, theo quan điểm của ông Du cho biết, việc phát huy vai trò của tư nhân, ví dụ kế hoạch của Bamboo Airways, hay sự ra đời của Vietstar Airlines hoặc cả một liên doanh với AirAsia là kịch bản tốt cho sự cạnh tranh phát triển ngành hàng không.

“Cung vượt quá cầu”

Đăng đàn tại hội thảo, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế cho rằng, thị trường hàng không Việt Nam còn nhiều tiềm năng để phát triển. Hiện tại, trong khu vực ASEAN, Việt Nam đứng thứ 3 về dân số nhưng lại chỉ đứng thứ 5 về vận tải nội địa trong khu vực, với lượng ghế cung ứng trung bình mới chỉ đạt 5,4 người dân/ghế, thấp hơn với quốc gia xếp vị trí liền kề là Philippines hiện đang là 3,2 người dân/ghế.

Hiện tại, ngành hàng không đang tăng trưởng nóng, cầu vượt quá cung. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy dư địa của ngành hàng không còn rất lớn. Tôi cho rằng du lịch và hàng không là hai anh em song sinh. Nếu du lịch phát triển tốt thì tiềm năng cho ngành hàng không rất lớn. Về phía cầu nội địa thì Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh có thể thu hút khách du lịch trong nước.

Cầu quốc tế thì xu hướng mở có thể thu hút một lượng khách du lịch lớn, thêm vào đó Việt Nam là nước có nhiều phong cảnh đẹp, có tình hình chính trị ổn định.

Trong bối cảnh giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy phát triển ì ạch với nguồn lực đầu tư hạn chế thì đây chính là cơ hội lớn cho ngành hàng không Việt”, ông Long khẳng định.

hội thảo hàng không Việt Nam- chắp cánh ước mơ

Toàn cảnh hội thảo hàng không Việt Nam- chắp cánh ước mơ

Đồng thời, ông Long cho biết tiềm năng tăng trưởng của ngành được dự báo vẫn khá lớn với mức tăng trưởng khá hấp dẫn, khoảng 8,2% (mức cao nhất trong 10 thị trường hàng đầu). Nhờ quá trình đô thị hóa tiếp tục diễn ra nhanh, tăng trưởng kinh tế khả quan ở một thị trường mới nổi, dự báo lượng hành khách đi máy bay sẽ tăng hơn gấp đôi từ đây đến năm 2020 khi đạt 122 triệu lượt.

Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng với lực lượng lao động trẻ hùng hậu. Đối với nhóm này, thu nhập tăng sẽ kéo theo sự gia tăng của nhu cầu du lịch và đi lại bằng máy bay. Tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự đoán tiếp tục dẫn đầu khu vực trong những năm tới, đồng nghĩa với việc dư địa phát triển của thị trường hàng không nội địa vẫn còn nhiều.

Ngoài ra theo ông Long, thị trường hàng không cho phân khúc quốc tế có tiềm năng tăng trưởng rất lớn bởi lượng khách quốc tế đến Việt Nam đang tăng mạnh với mức tăng 26% trong năm 2016 và đạt 29,1% trong năm 2017.

Thị trường hàng không Việt Nam đang có rất nhiều tiềm năng dành cho các nhà đầu tư. Nhiều hãng hàng không có thế lực phía sau là những nhà đầu tư lớn đã sẵn sàng tham gia cuộc đua này, trong đó có Bamboo Airways, Vietstar Airlines hay cả một liên doanh với AirAsia đang vẽ nên một viễn cảnh vô cùng sôi động dành cho thị trường hàng không Việt Nam”, ông Long nhận định.

Trong giai đoạn 2010-2017, thị trường vận tải hàng không Việt Nam tăng trưởng đạt mức 16,64%/năm về hành khách, 14%/năm về hàng hoá. Trong 6 tháng đầu năm 2018, vận tải hành khách đường hàng không đã đạt mức 24,6 triệu lượt khách, tăng 15,2%; vận tải hàng hóa đạt 176,4 nghìn tấn, tăng 14,8% so với cùng kỳ.

Năm 2017, khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam đạt 12,9 triệu lượt, cùng với đó có 7,5 triệu lượt người Việt Nam du lịch ra nước ngoài và trên 70 triệu lượt người Việt du lịch trong nước. Đa số khách hàng đã lựa chọn hàng không là phương thức di chuyển.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Phát triển ngành hàng không: Sự tham gia của tư nhân sẽ vẽ nên một viễn cảnh sôi động
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO