Phát triển nguồn nhân lực cho lưu trú, khách sạn

Diendandoanhnghiep.vn Dù ngành du lịch Việt Nam đã có những dấu hiệu phục hồi rất tích cực, tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực lưu trú, khách sạn đang đối mặt với khó khăn về vấn đề nhân sự.

Giai đoạn trước dịch bệnh, ngành du lịch luôn được xem là ngành thu hút lực lượng lao động cao, được quan tâm nhiều nhất.

 Việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch nói chung và ngành khách sạn nói riêng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế. Ảnh: Sinh viên Trường đại học Công nghệ TPHCM trải nghiệm thực tế nghiệp vụ buồng phòng tại khách sạn.

Việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch nói chung và ngành khách sạn nói riêng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế. Ảnh: Sinh viên Trường đại học Công nghệ TPHCM trải nghiệm thực tế nghiệp vụ buồng phòng tại khách sạn.

Tái đầu tư lao động

Sau đại dịch, ngành du lịch Việt Nam được đánh giá đạt nhiều kết quả khả quan như đón 12,5 triệu lượt, vượt xa con số đặt ra hồi đầu năm là 8 triệu lượt và đạt mục tiêu điều chỉnh vào tháng 10 là 12,5-13 triệu lượt. Với lượng khách du lịch nội địa ước đạt 108 triệu lượt, vượt 5,8% so với kế hoạch đầu năm. Và tổng thu du lịch ước đạt 673,5 nghìn tỷ đồng, vượt 3,38% so với kế hoạch và bằng 93% so với năm 2019.

Điểm sáng của ngành du lịch đã có nhưng cộng đồng doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là các đơn vị thuộc lĩnh vực lưu trú, khách sạn vẫn còn trong cảnh “chật vật” xoay sở nguồn nhân lực để phục vụ. Nguyên nhân được lý giải là do lực lượng lao động của ngành du lịch dần chuyển sang các ngành khác và rất khó để quay trở lại với ngành. Đây là một thách thức lớn đối với lĩnh vực lưu trú, khách sạn vốn cần có nguồn lao động đông đảo.

Trong khi đó, việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch nói chung và ngành khách sạn nói riêng vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu của thực tế. Trong khi đó, lực lượng chuyên môn ngành du lịch đang rời đi rất lớn đến với nhiều công việc khác.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) nhìn nhận, sau đại dịch, sự thu hút lao động lĩnh vực du lịch sang lĩnh vực khác đã thay đổi. Theo đánh giá của vị này, các lĩnh vực khác cũng đang có nhiều ưu đãi hấp dẫn hơn, thu nhập cao hơn với người lao động.

Tương tự, ông Lê Quốc Việt – CEO HotelJob cho rằng việc dịch chuyển lao động đã dẫn đến hiện tượng “chảy máu chất xám”. Nhưng sau một cuộc khảo sát mới của đơn vị, ông Việt cho hay hiện nay xu hướng chuyển dịch lao động đang có dấu hiệu đi ngược lại.
“Lao động của ngành du lịch đã chuyển sang ngành khác khá nhiều nhưng trong thời kỳ suy thoái kinh tế có xu hướng ngược lại. Vì các ngành khác bị suy thoái, nhưng ngành du lịch hiện nay phần nào đó ổn định hơn. Điều này đã được thể hiện qua những con số thống kê về lượng khách và doanh thu. Hiện nay, nguồn lao động, đặc biệt lao động cấp thấp đang dần dần quay lại”, ông Việt nói.

Theo các doanh nghiệp, để duy trì nguồn nhân lực bền vững cần phải tạo được phúc lợi cạnh tranh, hấp dẫn để người lao động yên tâm làm việc. Bên cạnh chế độ phúc lợi, nhà tuyển dụng lao động, doanh nghiệp cần phải tái đầu tư cho các lao động thay vì vắt kiệt các lao động.

Phát triển nguồn nhân lực bền vững

Bà Lê Phương Thảo – Giám đốc nhân sự Mariott Hanoi Hotel cho rằng việc tái đầu tư nguồn nhân lực du lịch nghĩa là các doanh nghiệp phải khai thác thêm năng lực ở công việc khác của người lao động, bên cạnh công việc mà họ đang làm. Cụ thể, doanh nghiệp có thể giúp người lao động phát triển ở lĩnh vực mới để họ biết rằng mình có khả năng từ đó duy trì nguồn nhân lực bền vững ở trong nội bộ doanh nghiệp.

“Với tỷ lệ lao động trong lĩnh vực lưu trú, khách sạn nghỉ việc ở Hà Nội của thị trường khách sạn 5 sao hiện nay từ 18-20% và với xu hướng sẽ còn tăng tiếp trong năm 2024, 2025. Như vậy, để tìm được sự bền vững trong biến động đó doanh nghiệp phải xây dựng được nguồn nhân lực ngoại biên. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải xây dựng thương hiệu tuyển dụng cho doanh nghiệp để dễ dàng tuyển dụng hơn so với các đối thủ. Đồng thời cũng cần phải chú ý đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp để giúp nhân viên gắn bó bền vững với doanh nghiệp”, bà Thảo đề xuất.

Tại một cuộc khảo sát nhanh 300 cơ sở lưu trú, ông Lê Quốc Việt - CEO HotelJob cho hay chỉ 26% cơ sở có bộ phận đào tạo riêng, 52% cơ sở tuyển về rồi giao cho các trưởng bộ phận, 3% cơ sở gửi đi học tại các cơ sở đào tạo nghề, 12% cơ sở là nhân viên tự hướng dẫn nhau và 7% cơ sở chỉ tuyển dụng người đã có nghề. Ông Việt thông tin đây là những con số tổng quan của ngành lưu trú, khách sạn chứ không phải tại các khách sạn lớn. Qua đó thấy được rằng công tác đào tạo nguồn nhân lực trong ngành du lịch vẫn chưa được quan tâm quá nhiều.

“Muốn phát triển bền vững nguồn nhân lực, ngành khách sạn cần phải tập trung vào nguồn nhân lực địa phương, bởi đây là nguồn nhân lực có thể giữ chân và được coi là nguồn nhân lực bền vững. Đồng thời, vạch ra con đường phát triển cho nhân viên, để nhân viên nhìn nhận con đường thăng tiến của mình thì mới có thể giữ chân và gắn bó lâu dài”, ông Việt nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phát triển nguồn nhân lực cho lưu trú, khách sạn tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714359379 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714359379 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10