Phát triển Quảng Bình thành trung tâm du lịch lớn ở khu vực Đông Nam Á

Diendandoanhnghiep.vn Đây là tuyên bố của Phó thủ tướng Lê Minh Khái tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Bình và Xúc tiến đầu tư năm 2023 với chủ đề "Đưa Quảng Bình đến gần nhà đầu tư".

>>Quảng Bình: "Hút" 112.000 tỷ đồng cam kết đầu tư

lễ trao thỏa thuận hợp tác giữa các đơn vị nhằm thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình.

Lễ trao thỏa thuận hợp tác giữa các đơn vị nhằm thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình.

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng nhận định, du lịch Quảng Bình bước đầu đã có những khởi sắc và gây được tiếng vang trong khu vực và thế giới nhưng phải xác định tầm nhìn lớn, đủ sâu, đủ rộng hơn nữa để phát triển du lịch; nâng cao nhận thức của người dân về du lịch; làm tốt hơn nữa công tác quảng bá, xúc tiến du lịch.

Trong quy hoạch du lịch, tỉnh đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển để trở thành một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Du lịch Quảng Bình bước đầu đã có những khởi sắc và gây được tiếng vang trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, tỉnh Quảng Bình cần quán triệt sâu sắc, nghiên cứu kỹ để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 82/NQ-CP của Chính phủ ngày 18/5/2023 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng trưởng phát triển du lịch hiệu quả, bền vững. 

Quảng Bình được mệnh danh là “vương quốc hang động” với hàng ngàn hang động lớn nhỏ, nổi bật nhất là Sơn Đoòng - hang động lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều bãi tắm đẹp như: Nhật Lệ, Bảo Ninh, Đá Nhảy và nhiều sân golf đẳng cấp quốc tế, tạo nên chuỗi hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, thể thao đặc sắc hấp dẫn ở vùng ven biển.

Ngoài hang động, Quảng Bình còn nhiều tiềm năng phát triển du lịch biển với nhiều bãi tắm mịn, đẹp nổi tiếng, như: Đá Nhảy, Nhật Lệ - Quang Phú, Bảo Ninh, Hải Ninh…, khu sân golf 36 lỗ và các sân golf ven biển đẳng cấp quốc tế đang được đầu tư, khai thác.

Đặc biệt, Quảng Bình có Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Phong Nha - Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu, phần lớn diện tích là đá vôi và liên kết với khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia Hin Nậm nô của Lào, tạo thành khối Karst rộng lớn vùng Đông Nam Á.

Bên cạnh đó, du lịch Quảng Bình còn hấp dẫn du khách bởi chuỗi các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, thể thao đặc sắc hấp dẫn ở vùng ven biển với hệ thống các sân gôn đẳng cấp quốc tế, văn hóa ẩm thực đa dạng, hấp dẫn và suối nước nóng Bang đang được đầu tư thành khu du lịch sinh thái, phục hồi chức năng theo mô hình Onsen (Nhật Bản).

Tỉnh Quảng Bình có hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ thuận lợi, có sân bay, cảng biển, đường bộ, đường sắt, đường thủy. Cụ thể, Cửa khẩu quốc tế Cha Lo thuộc Khu Kinh tế cửa khẩu Cha Lo là cửa khẩu lớn giữa Việt Nam và Lào; Cảng biển nước sâu Hòn La (khu kinh tế Hòn La); Sân bay Đồng Hới được đánh giá là một trong những sân bay tăng trưởng nhanh nhất cả nước với mức tăng trưởng 20 - 25%/năm; tuyến đường sắt Bắc - Nam; Quốc lộ 1A Bắc-Nam; Quốc lộ 12A nối phía Đông và phía Tây; đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông và Tây), hội tụ nhiều điều kiện để phát triển du lịch nói riêng và thu hút đầu tư phát triển kinh tế nói chung.

Theo Phó Thủ tướng, Quảng Bình cần phát triển nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng của địa phương; phục vụ du lịch chuyên nghiệp hơn; phát động phong trào để thúc đẩy "mọi người đều phải làm du lịch, mỗi người dân là một sứ giả của du lịch" nhằm tạo dấu ấn rõ nét cho du lịch Quảng Bình...

Với lợi thế về tiềm năng tài nguyên du lịch độc đáo kể trên, Quảng Bình hội tụ đủ các điều kiện để phát triển thành trung tâm du lịch lớn của Việt Nam và Đông Nam Á.

Trong khuôn khổ Hội nghị đã diễn ra lễ trao thỏa thuận hợp tác giữa các đơn vị nhằm thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình.

Theo đó, 2 thỏa thuận hợp tác đã được trao tại buổi lễ là thỏa thuận hợp tác giữa Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình và Sở Du lịch Thành phố Hà Nội, thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Quảng Bình và Câu lạc bộ Lữ hành Unesco Hà Nội. 

Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết, Hà Nội và Quảng Bình sẽ tiếp tục hỗ trợ, hợp tác chặt chẽ để thúc đẩy và nâng cao hoạt động du lịch giữa hai thị trường. Hai địa phương sẽ cùng nhau tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách được trải nghiệm từ khu vực phía Bắc cho tới Quảng Bình và ngược lại. Mặt khác, sự hợp tác này còn đem đến nhiều cơ hội kết nối giữa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ,...  

"Chúng tôi kỳ vọng sau thoả thuận hợp tác này, hai địa phương sẽ càng có thêm nhiều hoạt động hợp tác đa dạng, có hiệu quả và lan toả, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước." - Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội bày tỏ.

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang.

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang.

Chia sẻ tại Hội nghị, Phó tổng Giám đốc Tổng công ty Du lịch Hà Nội (Hanoitourist) Nguyễn Thị Vân nhận định, tỉnh Quảng Bình là địa phương nhiều tiềm năng và giàu tài nguyên thiên nhiên để phát triển du lịch mà không nơi đâu có được.

Nhận thấy rõ những tiềm năng của tỉnh Quảng Bình, ngay từ năm 2016, Hanoitourist đã nghiên cứu, triển khai đầu tư khách sạn 5 sao Pullman Quảng Bình tại khu Bảo Ninh, cạnh quảng trường Võ Nguyên Giáp với quy mô 5 ha, 283 phòng, 13 căn villa được đầu tư theo tiêu chuẩn 5 sao mang thương hiệu Pullman do tập đoàn Accor nổi tiếng quản lý.

Bà Nguyễn Thị Vân tin tưởng, với việc đưa vào khai thác khách sạn Pullman trong năm 2024, đây sẽ là một điểm đến hấp dẫn, là động lực thúc đẩy du lịch tỉnh Quảng Bình phát triển.

Gian

Gian hàng của Quảng Bình Tourism tại Hội nghị. 

Cũng theo bà Vân, tỉnh Quảng Bình hiện có 531 cơ sở lưu trú với tổng số hơn 8.400 phòng, trong đó có 3 khách sạn 5 sao, 6 khách sạn 4 sao. Toàn tỉnh có 33 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực lữ hành tuy nhiên các sản phẩm du lịch của tỉnh còn chưa được đa dạng, các chương trình landtour tại địa phương chưa thực hấp dẫn.

Ngoài ra, tính kết nối của các doanh nghiệp lữ hành của địa phương với các thị trường khách nội địa trọng điểm như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chưa cao, và ngay tính kết nối giữa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ chưa thực sự tốt. Doanh nghiệp vận tải, cơ sở lưu trú, nhà hàng dịch vụ ăn uống, đến các điểm đến thăm quan chưa có sự kết nối chặt chẽ tạo thành chuỗi giá trị.

Do đó, để phát triển du lịch gắn với đúng chủ đề Năm Du lịch quốc gia 2023 là du lịch “xanh”, bà Vân đề nghị xây dựng các chương trình đào tạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người dân hoạt động trong lĩnh vực du lịch về công tác bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững. "Với sự quan tâm, hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh, mảnh đất Quảng Bình với những con người chân chất, hiền hòa, sẽ là nơi du khách chưa đến thì mong đến, đến rồi lại mong quay lại", bà Vân bày tỏ.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phát triển Quảng Bình thành trung tâm du lịch lớn ở khu vực Đông Nam Á tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714369278 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714369278 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10