Việc Trung Quốc đóng cửa nghiêm ngặt ở Thượng Hải đang gây thêm áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu.
>>>Khủng hoảng Nga-Ukraine và nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu
Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết, cuối tuần qua, Thượng Hải đã mở rộng các hạn chế ở nhiều khu vực của thành phố, nơi được coi là trung tâm tài chính của Trung Quốc và cũng là một trong những cảng biển bận rộn nhất thế giới.
Trước đó, việc các trường hợp COVID-19 tăng cao, Chính quyền Bắc Kinh đã áp đặt các biện pháp phòng chống dịch bệnh một cách nghiêm ngặt nhất. Điều này đã khiến cảng Thượng Hải bị đình trệ nhiều hơn và nay, việc mở rộng phong tỏa có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tắc nghẽn.
Đầu tuần trước, Thượng Hải đã áp đặt chế độ phong tỏa hai giai đoạn đối với 25 triệu cư dân của mình. Các nhà chức trách đã đặt khu vực phía tây của thành phố trong tình trạng phong tỏa vào thứ Sáu, và kéo dài thời gian ở các khu vực phía đông với các trường hợp khả quan lên đến chín ngày.
Những hạn chế này đã gây ra sự chậm trễ và tắc nghẽn lớn tại cảng Thượng Hải. Đây là cảng container bận rộn nhất thế giới, xử lý gấp 4 lần khối lượng hàng tại Cảng Los Angeles vào năm 2021, theo dữ liệu từ chính quyền cảng của cả hai thành phố.
Theo VesselsValue, một nhà cung cấp dữ liệu vận chuyển toàn cầu, cho biết số lượng tàu chờ xếp hàng hoặc dỡ hàng tại cảng Thượng Hải đã tăng vọt lên hơn 300 trong tuần trước, tăng gần 5 lần trong hai tuần rưỡi qua.
"Tình trạng tắc nghẽn tại Thượng Hải thường trở nên tồi tệ hơn vào thời điểm này trong năm. Tuy nhiên, mức tăng gần đây cao hơn nhiều so với năm ngoái và mức bình thường theo mùa", VesselsValue cho biết.
Công ty cho biết thêm, hiện vẫn chưa rõ việc đóng cửa sẽ có tác động gì đến lượng tàu tồn đọng của cảng. Nhưng họ cũng lưu ý rằng các nhà quản lý chuỗi cung ứng và các nhà phân tích trên khắp thế giới "bắt đầu lập kế hoạch để đạt được hiệu ứng”.
Maersk, một trong những công ty vận tải container lớn nhất thế giới, cũng cho biết việc đóng cửa ở Thượng Hải có thể gây ra sự chậm trễ trong vận chuyển và chi phí cao hơn. "Dịch vụ vận tải hàng hóa đến và đi từ Thượng Hải sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới 30% do các khu vực Pudong và Puxi của Thượng Hải bị phong tỏa hoàn toàn", Maersk cho biết. Thượng Hải bị chia cắt thành hai phần, Phố Đông và Phố Tây (Pudong và Puxi) bởi con sông Hoàng Phố.
Mặc dù, chính quyền thành phố nói rằng hoạt động vận chuyển hàng hóa sẽ vẫn bình thường trong thời gian bị phong tỏa. Nhưng, Maersk không cho rằng như vậy, theo tính toán của họ, thời gian giao hàng sẽ lâu hơn và có thể dẫn đến việc tăng chi phí vận tải.
Tắc nghẽn ở Thượng Hải là một tin xấu đối với người tiêu dùng và các công ty trên khắp thế giới.
Bansi Madhavani, nhà kinh tế cấp cao của ANZ Research, viết trong một báo cáo hôm thứ Sáu: “Việc đóng cửa trên toàn thành phố ở Thượng Hải là một bước thụt lùi đối với chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã căng thẳng do căng thẳng địa chính trị”.
Trên thực tế, chuỗi cung ứng toàn cầu đã căng thẳng trong nhiều tháng qua do đại dịch COVID-19 và gần đây là cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine.
Mặc dù cảng Thượng Hải vẫn hoạt động, các hoạt động như kho bãi và nhân viên sẽ bị ảnh hưởng, gây ra sự chậm trễ, và việc vận chuyển xuyên quốc gia cũng có thể bị cản trở. Đương nhiên, những hạn chế này có thể khiến giá cước vận chuyển tăng vọt.
Trong khi đó, các nhà phân tích của Nomura cũng cho rằng: "Các thị trường cho đến nay vẫn đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của tình hình ở Trung Quốc. Sẽ có thêm sự chậm trễ trong vận chuyển, bến cảng và thiếu năng lực hậu cần khi Thượng Hải vẫn đang trong tình trạng bế tắc. Điều này có thể sẽ là một vấn đề lớn của chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã mong manh hiện nay”.
Trong một diễn biến liên quan, theo một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam, khi giá cước vận tải biển tiếp tục leo thang do giá xăng dầu tăng, chi phí xuất khẩu tăng và đang làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
Còn theo báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), các hãng tàu nước ngoài đã tăng giá cước lên gấp đôi hoặc gấp ba, thậm chí gấp 6-7 lần trên một số tuyến.
Giá đã tăng vọt lên 1.600-2.500 USD / container để vận chuyển đến các cảng ở Thái Lan và Philippines, 12.000-14.000 USD đến Bờ Tây Hoa Kỳ, và 19.000-22.000 USD đến Bờ Đông Hoa Kỳ.
Chưa hết, nhiều doanh nghiệp cũng bày tỏ lo ngại về việc TP.HCM thu phí cơ sở hạ tầng cảng biển từ ngày 1 tháng 4, sẽ làm tăng thêm chi phí và làm xói mòn khả năng cạnh tranh xuất khẩu của đất nước. Trong khi các công ty vận tải biển nước ngoài lại đang hưởng lợi, tạo ra doanh thu cao và sử dụng cơ hội này để đa dạng hóa các dịch vụ của họ.
Có thể bạn quan tâm
Cước vận tải biển khó hạ nhiệt vì xung đột Nga – Ukraine
04:15, 04/04/2022
Kiến nghị giảm thuế, phí tháo gỡ khó khăn cho vận tải biển
23:20, 21/03/2022
Xây dựng đội tàu vận tải biển Quốc gia: Nghịch lý vận tải biển Việt Nam
15:21, 19/03/2022
Xây dựng đội tàu vận tải biển Quốc gia: Nhà nước và doanh nghiệp cùng làm
11:00, 19/03/2022
Xây dựng đội tàu vận tải biển Quốc gia: Đội tàu biển xứng với tiềm năng kinh tế biển
04:00, 19/03/2022
Doanh nghiệp vận tải biển sẽ thiết lập nền lợi nhuận mới
16:00, 17/02/2022
“Hãm phanh” cước vận tải biển cách nào?
03:45, 13/02/2022