Phục hồi nguồn nhân lực hậu COVID-19

Diendandoanhnghiep.vn Các chuyên gia cho rằng việc phát triển và duy trì nguồn lao động bền vững luôn là mục tiêu cũng như thách thức với mọi doanh nghiệp, cả tư nhân và nhà nước.

>> Cuộc “thiên di” và bài toán nguồn nhân lực hậu COVID-19

Sự bùng phát dữ dội và kéo dài của đại dịch COVID-19 trong suốt năm 2021 và đầu năm 2022 đã gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề cho lực lượng lao động ở các khu vực kinh tế, cụ thể như sự sụt giảm trong số lượng lao động, những vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần, cũng như sự gia tăng áp lực trong gia đình và trong công việc của người lao động.

Bà Robyn Mudie - Đại sứ Úc tại Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn).

Bà Robyn Mudie - Đại sứ Úc tại Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn).

Ở thời điểm hiện tại, việc giải quyết hậu quả của những tổn thương này trở thành nhu cầu bức thiết của các doanh nghiệp nhằm củng cố sức mạnh nguồn lực và phục hồi hoạt động kinh doanh.

Trong bối cảnh đó, VBCWE, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và VnEconomy đã đồng tổ chức Diễn đàn Lãnh đạo Doanh nghiệp 2022 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) để thảo luận về các vấn đề liên quan đến lực lượng lao động gần đây và các giải pháp cho một nơi làm việc toàn diện và bền vững hơn. 

Phát biểu tại diễn đàn, Đại sứ Australia tại Việt Nam Robyn Mudie cho biết: “Chúng tôi hiểu rằng sự tham gia và lãnh đạo của phụ nữ góp phần thúc đẩy sự đa dạng và hòa nhập tại nơi làm việc, từ đó giúp cải thiện tăng trưởng, tăng khả năng cạnh tranh và sự sẵn sàng cho tương lai của các doanh nghiệp. Một nơi làm việc tích cực tuyển dụng, thúc đẩy và khuyến khích phụ nữ phát triển sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, và diễn đàn ngày hôm nay thảo luận về những cách thiết thực mà các doanh nghiệp có thể thực hiện điều này.” 

Bà Kathy Mulville - Giám đốc hợp phần Hợp tác Doanh nghiệp của dự án Investing in Women (Đầu tư cho sự phát triển của phụ nữ - IW) – một sáng kiến của Chính phủ Australia – đã chia sẻ những phát hiện chính từ cuộc khảo sát về tác động của COVID-19 đối với người lao động khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam do IW và VBCWE thực hiện vào tháng 2/ 2022.

Theo kết quả khảo sát, người lao động đã và đang trải qua nhiều yếu tố căng thẳng đan xen, liên quan đến sự bấp bênh về tài chính, sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, và trách nhiệm chăm sóc. Những vấn đề này, nếu không được quan tâm giải quyết thỏa đáng bởi doanh nghiệp, có thể dẫn đến sự sụt giảm trong năng suất và khiến người lao động, đặc biệt là nữ giới, phải xem xét giảm thời gian làm việc. 

Cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng chế độ làm việc tại nhà và công việc linh hoạt rất được yêu thích nếu công ty có đưa ra chính sách này. Do đó, bà Mulville nhấn mạnh việc doanh nghiệp cần đa dạng hóa sự hỗ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu của người lao động, cũng như cần thu thập và phân tích dữ liệu để nắm được thực trạng áp dụng các hỗ trợ này và có sự điều chỉnh khi cần thiết.

Bà Hà Thu Thanh - Chủ tịch Delloitte Việt Nam.

Bà Hà Thu Thanh - Chủ tịch Delloitte Việt Nam.

Bà Hà Thu Thanh - Chủ tịch VBCWE, Phó chủ tịch Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam (VAWE), Chủ tịch Hội đồng thành viên Deloitte Việt Nam, cho rằng việc phát triển và duy trì nguồn lao động bền vững luôn là mục tiêu cũng như thách thức với mọi doanh nghiệp, cả tư nhân và nhà nước.

Phát triển bền vững ở đây gắn liền với phát triển nguồn lao động nữ, phát triển giá trị bình đẳng tại nơi làm việc. 

“Để làm được điều này đòi hỏi tư duy và hành động đi chung với nhau. Ở đây chúng ta nói về từ khóa văn hóa đa dạng và bao trùm - một từ khóa mới đã được gọi tên”, bà Thanh chia sẻ ý kiến.

>> Du lịch Đà Nẵng “khát” nhân lực

Giải thích rõ hơn, bà Thanh cho biết văn hóa đa dạng và bao trùm được coi là một cấu thành của văn hóa doanh nghiệp và là nền tảng để phát triển bền vững mà ở đây văn hóa đa dạng và hòa nhập được hiểu đơn giản là không có sự phân biệt đối xử.

Hay nói cách khác, đây là sự tôn trọng sự khác biệt về cả giới tính, nguồn gốc, xuất xứ vùng miền và hình thái cơ thể (người khuyết tật). Sự khác biệt về giới tính hiện nay không chỉ là nam hay nữ mà cả LGBT – người đồng tính, chuyển giới. Ở đó những giá trị của con người được tôn trọng. Chỉ khi không có phân biệt đối xử, con người mới thoát ra được sự tự ti mặc định và được sống là chính mình”, Chủ tịch VBCWE nói.

Theo đó, văn hóa đa dạng và hòa nhập được coi là yếu tố gắn liền với văn hóa của doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và cũng là yếu tố then chốt để xây dựng nguồn lao động.

Bà Thanh cho biết VBCWE, ra đời với sự trợ giúp của tổ chức Investing in Woman, chuyên về các công cụ hỗ trợ đào tạo để gia tăng quyền năng của phụ nữ và tập trung vào việc duy trì bình đẳng giới tại nơi làm việc. Bà nhấn mạnh đây không chỉ là bình đẳng giới mà tôn vinh và nhận diện các giá trị giới.

"Chỉ khi lãnh đạo nam của doanh nghiệp nhìn ra được những giá trị đó và trân trọng những giá trị đó bằng chính sách nhân sự, bằng cách tiếp cận bình đẳng thì nguồn lao động mới được bình đẳng", bà phân tích. "Bình đẳng giới tại nơi làm việc được thể hiện thông qua chính sách nhân sự, cách lãnh đạo của các nhà lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo nam, qua sự tự tin của người phụ nữ. Sứ mệnh đó tác động tới văn hóa đa dạng và bao trùm, hòa nhập".

Đề cập tới khu vực kinh tế tư nhân, bà Thanh cho rằng khi thay đổi cách nhìn, cách ứng xử mà ở đó ta duy trì được các giá trị giới bình đẳng, đó chính là sự phát triển bền vững.

"Tích lũy đủ về lượng thì sẽ dẫn tới biến đổi về chất chứ không trông chờ vào nhà nước", bà nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phục hồi nguồn nhân lực hậu COVID-19 tại chuyên mục Quản trị của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713261457 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713261457 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10