Phục hồi và phát triển kinh tế: Chuyển cơ chế "xin - cho" sang "phục vụ"

Diendandoanhnghiep.vn Trong giai đoạn tới, chuyên gia cho rằng, vấn đề đặt ra cải cách thể chế không phải là các biện pháp mà bấy lâu nay vẫn thực hiện mà phải thay đổi phương thức quản lý từ xin-cho sang phục vụ-đáp ứng.

>> Phục hồi và phát triển kinh tế: Đồng bộ chính sách an sinh xã hội

Theo đó, năm 2021 là năm nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, trong đó, số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê cho thấy, có tới 94% doanh nghiệp gặp phải khó khăn, mỗi tháng có khoảng 10.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường.

Đặc biệt, tại các tỉnh phía Nam, 98% doanh nghiệp thiệt hại nặng nề, đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long xuất phát từ việc giãn cách kéo dài dẫn đến các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, sản xuất đình trệ, hệ thống giao thông vận tải hàng hóa bị gián đoạn, ở nhiều lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh ở trạng thái “đóng băng” hoặc suy giảm nghiêm trọng…

Trước ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn - Ảnh minh họa

Trước ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn - Ảnh minh họa

Trước thực trạng đã nêu, Chính phủ đang trình Quốc hội những gói giải pháp về tài khóa, tiền tệ, an sinh xã hội, kích thích nền kinh tế, tùy thuộc vào khả năng của ngân sách Nhà nước để đảm bảo hiệu quả, duy trì được ổn định kinh tế vĩ mô…

Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021, Chủ tịch Quốc hội - Vương Đình Huệ cũng nhấn mạnh, để giảm đi thiệt hại về mặt kinh tế, chúng ta phải nhanh chóng tìm ra các biện pháp, cách thức để “phục hồi nhanh và phát triển bền vững”.

Phục hồi và phát triển kinh tế sau thời gian dài chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19 đã và đang là nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Tại Diễn đàn Kinh tế 2021 vừa qua, đa phần ý kiến của các đại biểu đều đồng quan điểm, cần có thêm nguồn lực, dòng tiền để giúp cho các doanh nghiệp phục hồi và phát triển.

>> Phục hồi và phát triển kinh tế: Cấp bách ổn định thị trường lao động

Tuy nhiên, một số ý kiến cũng cho rằng, khi sử dụng công cụ tiền tệ và tài khóa, cung tiền tăng lên thì đương nhiên có thể ảnh hưởng đến vấn đề quản lý lạm phát, tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến khủng hoảng về mặt tài chính. Cụ thể, nếu các nguồn đầu tư vào không hiệu quả, tăng khả năng trả nợ hoặc không đi vào sản xuất kinh doanh, không tăng lên cung sản phẩm mà chảy sang lĩnh vực đầu cơ bất động sản, chứng khoán sẽ vô cùng đáng quan ngại.

Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đưa ra chính sách phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó, tập trung vào 5 nhóm giải pháp chủ yếu gồm: Thực hiện lộ trình mở cửa nền kinh tế gắn với phòng, chống dịch; an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm; hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp; phát triển kết cấu hạ tầng và hoàn thiện thể chế.

Theo GS.TS Hoàng Văn Cường - Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân, về lâu dài để phát triển bền vững, cần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, kiểm soát lạm phát. Quản trị rủi ro gắn với ổn định kinh tế vĩ mô theo tính toán và xác định mức bội chi, nợ công, lạm phát, hay nói cách khác là phục hồi kinh tế, phải đi liền với tái cấu trúc nền kinh tế.

Tái cơ cấu nền kinh tế và hoàn thiện thể chế được cho là giải pháp phù hợp cần được xem xét trong tình hình hiện nay - Ảnh minh họa

Tái cơ cấu nền kinh tế và hoàn thiện thể chế được cho là một trong những giải pháp phù hợp cần được xem xét trong tình hình hiện nay - Ảnh minh họa

“Trong đó, tái cấu trúc vùng để tạo ra cân đối hơn, khai thác lợi thế so sánh, thế mạnh của từng vùng; hợp tác, liên kết vùng. Thiết kế được các nhiệm vụ cụ thể hơn cho từng vùng, từ đó thể hiện được trong quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương và xây dựng được những cơ chế có tính đột phá cho từng vùng, gắn với bố trí nguồn lực ngân sách, thu hút các nguồn lực xã hội; tái cấu trúc ngành, những ngành nào tạo trụ cột chứ không phải chỉ dừng lại ở sự phát triển ở phân khúc giá trị thấp, các ngành trụ cột để tạo ra chỗ đứng trong sản xuất kinh doanh. Ví như đường sắt đô thị, vận tải biển, hậu cần kinh tế biển; tái cấu trúc về thành phần, tích cực chuyển đổi thay thế Tập đoàn Nhà nước bằng những Tập đoàn tư nhân mạnh thế chân vào các lĩnh vực khác nhau”, ông Cường chia sẻ.

Cũng theo ông Cường, Việt Nam nên cân nhắc việc sử dụng cả chính sách tài khóa và tiền tệ để tái thiết nền kinh tế, hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên. Phát triển về hạ tầng, logistic, công nghệ cho chuyển đổi số, nền tảng hạ tầng cho chuyển đổi số, các ngành phụ trợ tăng nội lực để giảm phụ thuộc vào bên ngoài, làm chủ sản xuất kinh doanh…

Ông cường cho rằng, tiền phải đi vào đúng lĩnh vực sản xuất kinh doanh và những nguồn lực bổ sung đó phải đầu tư vào đúng lĩnh vực tạo ra trụ cột, chỗ đứng cho nền kinh tế. Giải quyết những điểm nghẽn của nền kinh tế để tăng cường năng lực hấp thụ vốn; bảo đảm đúng mục đích cũng như yêu cầu công khai, minh bạch và hiệu quả.

Ngoài các giải pháp hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp thì nhiều ý kiến cũng cho rằng, hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cũng được cho có ý nghĩa quan trọng không kém gói hỗ trợ về tài chính.

Về quan điểm này, theo GS.TS Hoàng Văn Cường, cải thiện môi trường kinh doanh, hoàn thiện thể chế quản lý là một giải pháp khơi thông được các nguồn lực, tạo thêm điều kiện để các nguồn lực phát triển...

“Trong giai đoạn tới, vấn đề đặt ra cải cách thể chế không phải là các biện pháp mà bấy lâu nay vẫn thực hiện như: cắt, giảm điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính… mà phải thay đổi phương thức quản lý. Phải thay đổi tìm ra những yêu cầu của thực tiễn cuộc sống, cần gì và phải tạo lập khuôn khổ pháp lý phù hợp đáp ứng yêu cầu đó, phải đi theo đáp ứng yêu cầu chứ không phải ngồi chờ doanh nghiệp, người dân đến xin xét duyệt để mà cho (phải thay đổi phương thức quản lý xin - cho sang phương thức phục vụ - đáp ứng).

Đồng thời, cần thay đổi cơ chế đánh giá kết quả hiệu quả của cơ quan, cán bộ Nhà nước, không chỉ thực hiện đúng, đủ quy định quản lý Nhà nước mà phải đánh giá bằng kết quả đầu ra, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, thỏa mãn được yêu cầu của doanh nghiệp và tạo ra được hiệu quả cho doanh nghiệp…”, ông Cường nêu quan điểm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phục hồi và phát triển kinh tế: Chuyển cơ chế "xin - cho" sang "phục vụ" tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714004009 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714004009 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10