Các lệnh trừng phạt đang được Liên minh Châu Âu (EU) xem xét đối với nhiều doanh nghiệp Trung Quốc có khả năng làm gia tăng căng thẳng với quốc gia này.
>>Châu Âu đang "xích lại" gần Trung Quốc?
Liên minh châu Âu EU đã đề xuất các biện pháp trừng phạt đối với các công ty Trung Quốc vì họ đã hỗ trợ quân đội Nga kể từ khi chiến sự Nga- Ukraine bắt đầu. Động thái này có khả năng làm gia tăng căng thẳng với Bắc Kinh.
Cụ thể, Financial Times đưa tin rằng các công ty bị ảnh hưởng là 3HC Semiconductors và King-Pai Technology, có trụ sở tại Trung Quốc đại lục, cũng như Sinno Electronics, Sigma Technology, Asia Pacific Links, Tordan Industry và Alpha Trading Investments tại Hong Kong.
Bảy doanh nghiệp Trung Quốc nói trên bị cáo buộc bán thiết bị có thể được sử dụng trong vũ khí cho Nga. Được biết, một số công ty trong số các công ty này đã bị Mỹ áp dụng lệnh trừng phạt.
Giới quan sát cho rằng, việc EU thảo luận trừng phạt các công ty Trung Quốc vào đúng thời điểm Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương có chuyến công du đầu tiên đến châu Âu trong tuần này chắc chắn sẽ khiến quan hệ giữa EU và Trung Quốc thêm sóng gió. Theo lịch trình, Ngoại trưởng Trung Quốc sẽ thăm Đức, Pháp và Na Uy để thảo luận các vấn đề song phương và không có kế hoạch gặp các quan chức EU.
Brussels cũng đang đề xuất các biện pháp trừng phạt đối với một số công ty Iran liên quan đến sản xuất và cung cấp máy bay không người lái cho Nga.
Được biết, EU đang tìm cách giải quyết việc lách lệnh trừng phạt một cách tổng quát hơn. Dự thảo lệnh trừng phạt Nga sắp tới sẽ bao gồm các biện pháp cho phép EU hạn chế bán một số sản phẩm cho các nước thứ ba nếu áp lực ngoại giao không làm họ thay đổi hành vi. Các quốc gia thành viên EU sẽ phải phê duyệt các biện pháp riêng lẻ chống lại các công ty hoặc quốc gia có động thái như vậy.
Ngoài ra, lệnh trừng phạt còn cấm các tàu chở dầu che giấu vị trí của họ mà không có lý do chính đáng. Có báo cáo nói rằng các tàu đã lách lệnh cấm vận nhập khẩu dầu trên biển của Nga bằng cách giả vờ chở hàng của họ đến từ nơi khác.
>>Châu Âu “đi đêm” với Trung Quốc?
Trong những tháng gần đây, một loạt chính phủ châu Âu đã đe dọa áp đặt các hạn chế đối với công ty TikTok thuộc sở hữu của Trung Quốc, trong bối cảnh lo ngại rằng sự thống trị về công nghệ của Bắc Kinh có thể gây ra rủi ro an ninh cho phương Tây.
Trước đó, Cao uỷ phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của EU, ông Josep Borrell cho biết, Uỷ ban Ngoại vụ châu Âu sắp hoàn tất bản dự thảo chính sách đối với Trung Quốc để trình lên Thượng đỉnh EU vào cuối tháng 06/2023 tại Brussels, đồng thời khẳng định châu Âu chưa từng coi Trung Quốc là mối đe doạ như Nga và vấn đề đối với châu Âu là phải xác định tính chất “đối thủ cạnh tranh” của Trung Quốc.
“Trung Quốc là một đối tác rõ ràng, không có lí do gì để phủ nhận. Trung Quốc cạnh tranh với châu Âu nhưng về mặt kinh tế thì Mỹ cũng cạnh tranh với châu Âu. Trung Quốc là một đối thủ nhưng cần phải xác định là đó là đối thủ như thế nào. Chúng ta không nên phản đối sự trỗi dậy của Trung Quốc vì có muốn hay không thì Trung Quốc vẫn sẽ là một siêu cường. Vấn đề chỉ là Trung Quốc sử dụng sức mạnh của mình ra sao”, ông Borell nói thêm.
Các chuyên gia nhận định, trong khi các nhà lãnh đạo EU vẫn bày tỏ sự lo ngại về mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Moscow và Bắc Kinh, thì không có sự đồng thuận nào ở Brussels về việc liệu toàn bộ khối có nên áp dụng một cách tiếp cận mới đối với Trung Quốc hay không.
Có thể bạn quan tâm