Quản lý taxi công nghệ: Khó có chuyện thất thu thuế

Hồng Hương 05/06/2019 16:10

Sẽ bổ sung luật thuế, kết nối cung cấp thông tin liên quan đến quản lý thuế đối với các cá nhân, doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử.

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khi nói về việc quản lý thuế đối với taxi công nghệ.

Bộ trưởng Bộ tài chính Đinh Tiến Dũng

Bộ trưởng Bộ tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, quản lý taxi công nghệ khó có chuyện thất thu thuế.

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, theo quy định hiện hành thì kinh doanh vận tải điện tử công nghệ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật về quản lý thuế. 

Pháp luật về thuế áp dụng thống nhất giữa các loại hình như thuế suất, điều kiện ưu đãi, chế độ miễn giảm... Theo đó, doanh nghiệp xác định được doanh thu, chi phí, thu nhập doanh nghiệp như các doanh nghiệp Grab, Vinasun, Mai Linh nộp thuế theo phương pháp kê khai. "Phương pháp tỷ lệ trên doanh thu áp dụng với nhà thầu nước ngoài như Uber không đáp ứng được điều kiện nộp thuế theo phương pháp kê khai", Bộ trưởng cho hay.

Có thể bạn quan tâm

  • Bộ Tư pháp “gỡ mào” taxi công nghệ

    11:01, 28/04/2019

  • Bộ GTVT tiếp tục đề xuất gắn mào ‘xe hợp đồng’ trên nóc taxi công nghệ

    16:02, 17/04/2019

  • Kinh doanh bết bát ở mảng điện thoại, Sony 'nhảy' sang taxi công nghệ

    14:00, 17/04/2019

  • Grab đề xuất gắn đèn led phân biệt “taxi công nghệ” và “taxi truyền thống”

    18:05, 21/02/2019

Cũng theo Bộ trưởng, các tổ chức không phải là doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí thu nhập hoạt động của doanh nghiệp và tỷ lệ ấn định trên doanh thu của thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và tỷ lệ thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu đảm bảo phù hợp với từng lĩnh vực kinh doanh và tương đồng doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực nộp thuế theo phương pháp kê khai. 

"Chúng tôi thống kê 9 công ty vận tải taxi gồm: Công ty TNHH Grab, công ty Grab Việt Nam, Công ty CP Fastgo Việt Nam... Trong 2018 và 4 tháng đầu năm 2019, các doanh nghiệp này đã kê khai số thuế phải nộp là 437 tỷ đồng, trong đó các doanh nghiệp đã nộp 415 tỷ đồng", Bộ trưởng Tài chính báo cáo trước Quốc hội.

Dẫn chứng cụ thể hơn, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thông tin, năm 2017, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Cục thuế TP. HCM kiểm tra thuế tại Công ty Uber thời kỳ 2014 - 2016 và đã xử lý truy thu và xử lý vi phạm qua thanh tra là 66,68 tỷ đồng. Đến ngày 31/8/2018, Công ty Uber cũng đã nộp đầy đủ số thuế.

"Tôi cho rằng việc tiếp tục hoàn thiện các pháp luật liên quan để quản lý các ngành, lĩnh vực phục vụ cho quản lý kinh tế nói chung, quản lý xã hội rất có tác dụng cho quản lý thuế", ông Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.

Về biện pháp trong thời gian tới, Bộ trưởng Tài chính cho rằng, sẽ triển khai nội dung đã bổ sung vào Luật Quản lý Thuế. Bên cạnh đó, thực hiện kết nối, cung cấp thông tin liên quan đến quản lý thuế đối với doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hành khách, giữa cơ quan thuế với cơ quan vận tải. 

Cùng với đó, sẽ triển khai thực hiện Nghị định 119 của Chính phủ về hóa đơn điện tử khi bán hàng, cung cấp dịch vụ, trong đó có hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo đồng hồ điện tử. Thực hiện quy định của Nghị định thay thế Nghị định 86 của Chính phủ, trong đó có quy định về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử sau khi được Chính phủ ban hành mới theo quy trình của Bộ Giao thông Vận tải. 

Người đứng đầu ngành tài chính cũng cho biết sẽ chủ động phối hợp về công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành, chống thất thu trong lĩnh vực kinh doanh vận tải điện tử. 

Trước tình hình đó, Bộ Tài chính đã nghiên cứu áp dụng tối đa các quy định quản lý thuế, và các luật thuế hiện hành để quản lý taxi công nghệ thông qua công tác tuyên truyền, hỗ trợ thanh kiểm tra.

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ngày 5/6, nhiều ĐBQH bày tỏ quan tâm đối với các vấn đề về quản lý hoạt động vận tải, chất lượng phương tiện, quản lý xe hợp đồng điện tử; đào tạo, sát hạch, cấp, thu hồi giấy phép lái xe cơ giới... Đặc biệt, là xung đột giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ (Grab) như trong thời gian vừa qua.

ĐBQH Đào Thanh Hải

ĐBQH Đào Thanh Hải cho biết, hiện nay tại Hà Nội có khoảng hàng chục nghìn ô tô, xe máy tham vào loại hình xe công nghệ, trong đó chủ yếu là Grab.

Trao đổi bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Đào Thanh Hải, Phó Giám đốc Công an Hà Nội cho rằng, hiện nay tại Hà Nội có khoảng hàng chục nghìn ô tô, xe máy tham vào loại hình xe công nghệ, trong đó chủ yếu là Grab. Tuy nhiên, do hành lang pháp lý chưa rõ ràng dẫn đến cơ quan quản lý gặp rất nhiều khó khăn từ thu thuế, ký hợp đồng lao động, cho đến quản lý lái xe không tuân thủ theo các quy định mà cơ quan quản lý đang thực hiện.

“Bản thân các HTX vận tải và Grab không trực tiếp quản lý lái xe, không mua bảo hiểm cho lái xe nên công tác chấp hành pháp luật về vận tải, an toàn giao thông có nhiều hạn chế. Chính vì vậy, lái xe vi phạm, không đủ tiêu chuẩn trong quá trình vận chuyển hành khách diễn ra trên nhiều địa bàn Hà Nội”, ông Hải cho biết.

Cụ thể, theo ông Hải, do xe công nghê cũng như xe tham gia Grab không gắn mào nên trên những tuyến hạn chế taxi, lực lượng cảnh sát giao thông không thể nhận diện xe công nghệ. Vì thế những xe này tự do đi lại, gây nguy cơ ùn tắc giao thông và tạo ra sự thiếu công bằng giữa các loại hình vận tải.

Trước tình trạng trên, Sở GTVT Hà Nội đã cấp cho xe công nghệ một phù hiệu để dán lên xe, tem dán trước xe. Tuy nhiên, theo ông Hải, dấu hiệu như vậy đã đủ nhận biết là xe công nghệ. “Nếu các xe không dán logo thì cơ quan chức năng cũng chẳng thể biết được. Trong khi đó, gắn mào như taxi truyền thống dễ nhận biết hơn. Do đó, lực lượng thanh tra kiểm tra gặp khó khăn trong quá trình kiểm soát hoạt động của xe công nghệ” - ĐB Hải nói.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quản lý taxi công nghệ: Khó có chuyện thất thu thuế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO