Tại Hội nghị đánh giá việc thực hiện quy chế phối hợp công tác giữa Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thủ tướng đã nhấn mạnh “Bệnh quan liêu, xa dân cần được khắc phục”.
Từ cổ chí kim lịch sử luôn chứng minh triều đại nào lấy dân làm gốc triều đại đó luôn hưng thịnh. Quân vương nào luôn lắng nghe thấu hiểu lòng dân quân vương đó luôn được nhân dân gọi là minh quân.
Nhân dân luôn là “kim chỉ nam” để bất kỳ một thời kỳ lịch sử nào cũng dựa vào đó để giữ vững bờ cõi, giữ vững độc lập và văn hóa dân tộc. Không có một thể chế nào có thể trường tồn nếu không dựa vào nhân dân. Nếu “trái ý” dân thì xã hội đó sẽ khó phát triển.
Cũng vì thuận lòng dân mà chúng ta đã 3 lần chiến thắng giặc trên dòng sông Bạch Đằng, khởi nghĩa Lam Sơn của anh hùng áo vải Lê Lợi khi nghe lời Nguyễn Trãi thu phục được lòng dân mà chiến thắng quân Minh.
Nhà vua có những vị quân sư tài ba như Nguyễn Trãi, Trần Quốc Tuấn..v..v...đều thống nhất việc lấy dân làm gốc là sức mạnh lớn nhất để chống và đánh giặc ngoại xâm.
Và kết quả chúng ta đã có những chiến thắng vang lừng đi vào lịch sử. Trên thuận ý trời và dưới thuận lòng dân, quân tướng một lòng. Cũng vì lòng dân một lòng mới có bản tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên quảng trường Ba Đình lịch sử. Đưa tên tuổi Việt Nam được bạn bè quốc tế biết đến.
Thời gian gần đây đã có khá nhiều "rạn vỡ" những mâu thuẫn sâu sắc xảy ra giữa nhân dân và chính quyền. Điển hình như vụ Thủ Thiêm, Đồng Tâm. Hậu quả để lại rất lớn, xung đột cũng bắt nguồn từ việc chính quyền và nhân dân không tìm thấy tiếng nói chung.
Rất hiếm thấy cuộc đối thoại nào giữa nhân dân và chính quyền mà lại có hình ảnh "dép bay", Thật đau xót bởi một cuộc xung đột mà cả nhân dân và chính quyền đều có người "nằm xuống".
Câu chuyện Đoàn Văn Vươn là một vụ điển hình việc dân phản ứng chính quyền gây thiệt hại nặng nề. Đó là bài học tuy cũ nhưng chẳng thể nào quên.
Đất cũng là lý do mà nhân dân sát cánh với chính quyền để giữ gìn từng tấc và cũng chính đất đã khiến nhân dân "quay lưng" và xung khắc với chính quyền.
Vậy tại sao lại có chuyện này, có thực sự dân "gian" không hay là quan "tham"? Chủ trương chính sách phát triển đất nước là hợp lý, luôn được nhân dân hưởng ứng chỉ có người thực đôi lúc hiện làm chưa đúng với quan điểm và chủ trương dẫn đến không thuận lòng dân mà "dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong".
Có lẽ chưa bao giờ việc thấu hiểu lòng nhân lại được khao khát mong chờ như thời kỳ này. Sự đối thoại luôn gặp khó khăn bởi có phải lòng tin là thứ “đắt giá” nhất? Nó khiến cho việc thương thuyết bị thất bại, nó khiến cho lòng tin của nhân dân vào những người thực thi bị xói mòn.
Có thể bạn quan tâm
06:46, 03/02/2020
23:00, 20/12/2019
12:15, 19/09/2019
13:26, 22/10/2018
Việc lấy dân làm gốc và lắng nghe ý kiến của dân đã được Thủ tướng Chính phủ quan tâm và nhấn mạnh tại Hội nghị lần này: “Đây là cuộc họp thường niên để đánh giá công tác phối hợp giữa Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hàng năm. Chính vì thế, chúng ta đặt vấn đề rất quan trọng đó là việc hoạt động sao cho thiết thực, hiệu quả trên tinh thần thẳng thắn, tạo điều kiện, lắng nghe".
Thủ tướng cũng nhắc nhở: “Làm sao khát vọng hùng cường, phát triển đất nước mạnh mẽ. Khắc phục những tồn tại yếu kém trong xử lý những vấn đề yếu kém để chúng ta xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ của nhân dân”.
Nhân dân rất công bằng. Sẽ không có lợi ích nào bằng tình yêu với quê hương, nhân dân sẵn sàng hy sinh quyền lợi bản thân nếu điều đó giúp cho đất nước phát triển, để cuộc sống của họ an yên, hạnh phúc.
Bất kỳ một địa phương, một thành phố nào khi phát triển đều gặp phải khó khăn trong vấn đề quy hoạch và chỉnh trang đô thị. Và xưa nay mọi xung đột, mâu thuẫn đều bắt nguồn từ quyền lợi của nhân dân không được thỏa mãn một cách chính đáng dẫn đến những cuộc phản đối đáng tiếc. Đó cũng chính là tâm tư mà người đứng đầu Chính phủ thực sự mong các lãnh đạo khi xử lý cần linh hoạt và gần dân hơn nữa.