Quảng Nam: Doanh nghiệp mong cơ chế “kìm” giá xăng, dầu

Diendandoanhnghiep.vn Trước những khó khăn hiện hữu, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam mong muốn có một chính sách kìm hãm giá xăng, dầu để có thể phục hồi hoạt động, sản xuất.

>>Cần sớm ban hành Nghị định hỗ trợ 2% lãi suất cho doanh nghiệp

Đại dịch COVID-19 vẫn đang tiếp diễn, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam lại tiếp tục đối mặt mới nhiều khó khăn, thách thức từ việc vật giá leo thang.

Khó khăn chồng chất

Sau một thời gian chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đang trên đà tái phục hồi để bù đắp lại những khó khăn. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp lại tiếp tục “đau đầu” bởi một mối lo ngại khác. Đó là giá thành nguyên, nhiên liệu gia tăng.

Ông Nguyễn Văn Tấn – Giám đốc Công ty TNHH MTV Tân Long Quảng Nam cho hay giá nguyên, nhiên liệu leo thang đã trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp trong thời gian phục hồi. Theo ông Tấn, so với thời điểm thấp nhất năm 2021 giá xăng, dầu hiện nay đã tăng gần gấp đôi, kéo theo đó sự tăng giá của hàng loạt mặt hàng khác.

Giá xăng, dầu tăng tao đã tạo áp lực đè nặng doanh nghiệp.

Giá xăng, dầu tăng tao đã tạo áp lực đè nặng doanh nghiệp.

“Hiện nay, giá xăng, dầu đang là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp, bởi lẽ sự tăng giá “phí mã” của mặt hàng này đã khiến doanh nghiệp phải gánh thêm một khoản chi phí lớn. Trong giai đoạn phục hồi, các mặt hàng nguyên vật liệu cũng tăng theo giá xăng, dầu khiến các khó khăn của doanh nghiệp càng trở nên nghiêm trọng”, ông Nguyễn Văn Tấn nói.

Lấy ví dụ, người này cho biết trước đó 1 đầu máy vận hành xây dựng của Công ty tiêu tốn khoảng 1.750.000 đồng tiền nhiên liệu, tuy nhiên hiện nay số tiền nhiên liệu đủ để vận hành máy đã lên đến 2.600.000 đồng. Sau những khó khăn về dịch bệnh, ông Tấn cho rằng việc vật giá tăng cao dễ khiến doanh nghiệp “đuối sức”.

“Nhà thầu thi công là đơn vị chi trả số tiền chênh lệch vật giá chứ không phải chủ đầu tư, trong đó người chịu ảnh hưởng nặng nhất đó là các doanh nghiệp vận tải. Do đó mọi hoạt động của doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng từ vấn đề này. Chỉ mong tỉnh Quảng Nam có những kiến nghị đến Trung ương có chính sách bình ổn vật giá để doanh nghiệp được thuận lợi trong hoạt động phục hồi kinh tế, nếu giá xăng vẫn ở mức cao e rằng doanh nghiệp khó mà phục hồi nhanh được”, ông Nguyễn Văn Tấn lo ngại.

Cần lắm chính sách hỗ trợ

Ông Bùi Văn Lợi - Giám đốc Hợp tác xã vận tải và kinh doanh tổng hợp TP Tam Kỳ, cho biết hiện đơn vị quản lý hơn 70 phương tiện vận tải. Trong đó, có 20 xe buýt nội tỉnh và hơn 50 xe buýt, xe khách liên tỉnh, chạy đường dài tuyến TP HCM.

“Hai năm qua, dịch bệnh bùng phát khiến nhiều xe của đơn vị phải dừng hoạt động và hiện tại khách vẫn rất ít sử dụng xe khách vì còn tâm lý lo sợ dịch bệnh.Trong khi đó giá xăng dầu tăng liên tục khiến chi phí mỗi chuyến xe cũng tăng nhưng thu nhập không ổn định. Cần lắm một chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc kìm giá xăng, dầu, nếu không việc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ rơi vào bế tắc”, ông Bùi Văn Lợi chia sẻ.

Kìm giá xăng tức là đang giúp doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch COVID-19.

"Kìm" giá xăng tức là đang giúp doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Ông Nguyễn Ngọc Châu – Q.Chủ tịch Hiệp hội vận tải Quảng Nam cho hay sau đại dịch COVID-19 cùng với việc giá nhiên liệu tăng đã khiến hàng loạt đơn vị vận tải lao đao. Đến hiện tại, các đơn vị rất mong có cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn trong việc khôi phục hoạt động, bình ổn giá nhiên, vật liệu trong thời gian sớm nhất.

“Hiện tải có rất nhiều khó khăn đang đè nặng lên vai doanh nghiệp nên giảm được phần nào là giúp doanh nghiệp phần đó. Chúng ta bị lệ thuộc vào giá xăng, dầu thế giới nhưng vẫn cần một cơ chế miễn, giảm các loại phí để hỗ trợ doanh nghiệp trong lúc này, nếu không e rằng số doanh nghiệp dừng hoạt động sẽ lại còn tăng thêm”, người này cho hay.

Theo ông Trần Quốc Bảo - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Quảng Nam mặc dù đã có quyết định giảm giá xăng, dầu trong thời gian tới nhưng vẫn chưa về mức doanh nghiệp có thể khôi phục sản xuất được. Theo ông Bảo, hiện nay doanh nghiệp vận tải và xây dựng đang là những đơn vị bị ảnh hưởng trực tiếp khá nặng vì các phương tiện tiêu thụ nguồn nhiên liệu rất nhiều.

“Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam đã làm việc với Tổng Hội Xây dựng Việt Nam là cơ quan đầu mối của Bộ Xây dựng để tham mưu, đề xuất các giải pháp liên quan đến việc giảm giá thành nguyên liệu phù hợp. Đồng thời, mức giá dự toán cũng được điều chỉnh theo giá trị tăng của vật liệu, xăng, dầu”, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Quảng Nam cho biết.

Chiều ngày (23/3), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022. Theo Nghị quyết, từ 1/4 thuế bảo vệ môi trường đối với xăng giảm 2.000 đồng/lít, từ 4.000 đồng/lít xuống 2.000 đồng/lít.

Bên cạnh đó, thuế bảo vệ môi trường đối với dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn giảm 1.000 đồng/lít, từ 2.000 đồng/lít xuống 1.000 đồng/lít. Mỡ nhờn giảm 1.000 đồng/kg, từ 2.000 đồng/kg xuống 1.000 đồng/kg.

Dầu hỏa giảm 700 đồng/lít, từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 300 đồng/lít. Nhiên liệu bay giữ như mức hiện hành đang được giảm là 1.500 đồng/lít.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Nam: Doanh nghiệp mong cơ chế “kìm” giá xăng, dầu tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714376490 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714376490 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10