Quảng Nam làm gì để hiện thực hóa chương trình phát triển Sâm Việt Nam?

Diendandoanhnghiep.vn Hiện thực hóa "giấc mơ sâm", Quảng Nam đặt mục tiêu phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh với mục tiêu xóa đói giảm nghèo cho vùng núi cao của tỉnh…

>>“Tăng lực” cho sâm Ngọc Linh

Phát triển sản xuất và chế biến sâm Ngọc Linh trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần nâng cao thu nhập, phát triển đời sống kinh tế - xã hội cho người dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc miền núi. Đây là mục tiêu trong Đề án phát triển sâm Việt Nam  (sâm Ngọc Linh) đến năm 2030 vừa được UBND tỉnh Quảng Nam ban hành. Theo đó, địa phương này sẽ gắn việc sản xuất sâm Ngọc Linh với việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững tại địa phương, phát huy bản sắc, văn hóa bản địa tại địa phương

Phó Chủ tịch UBND Quảng Nam Hồ Quang Bửu khẳng định: Mục tiêu của Đề án phát triển sâm Ngọc Linh là triển khai một cách đồng bộ từ việc tổ chức sản xuất, chế biến sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ đối với loại cây đặc hữu sâm Ngọc Linh có giá trị cao về dược liệu.

a

Các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh được thị trường ưa chuộng.

Cây sâm Việt Nam (sâm Ngọc Linh) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là sản phẩm Quốc gia, là “Quốc bảo” của Việt Nam. Qua phân tích, phần thân rễ của cây sâm Ngọc Linh chứa 52 hợp chất saponin, trong đó 26 hợp chất saponin không có trong các loại sâm khác. Qua kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm và dược lý lâm sàng, chứng minh sâm Ngọc Linh chống stress vật lý, stress tâm lý và trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch, chống oxy hóa, lão hóa, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan; cải thiện, gia tăng sức đề kháng,…

Ông Hồ Quang Bửu khẳng định: Đề án sẽ góp phần khắc phục tình trạng phát triển sản xuất sâm Ngọc Linh một cách nhỏ lẻ, manh mún, thiếu sự liên kết trong công tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Mục tiêu của Đề án là triển khai một cách đồng bộ từ việc tổ chức sản xuất, chế biến sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Mục tiêu đến năm 2030, tổng sản lượng sâm Ngọc Linh đạt khoảng 100 tấn sâm củ từ 05 năm tuổi trở lên/năm (diện tích khai thác khoảng 300 - 350 ha/năm). Phấn đấu 100% diện tích trồng sâm Ngọc Linh đủ điều kiện được cấp mã số vùng trồng, chỉ dẫn địa lý và tổ chức sản xuất hướng theo tiêu chuẩn của GACP - WHO.

Quảng Nam cũng sẽ đăng ký xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể từ sâm Ngọc Linh tại các nước dự kiến xuất khẩu và từng bước đưa sản phẩm sâm Ngọc Linh trở thành ngành hàng mang thương hiệu quốc tế. Thu hút từ 100 - 150 tổ chức đầu tư: Phát triển sản xuất sâm giống; trồng phát triển vùng nguyên liệu và xây dựng nhà máy chế biến các sản phẩm từ Sâm Ngọc Linh. Xây dựng bảo tàng sâm Việt Nam tại xã Trà Linh nhằm giúp du khách thăm quan, tìm hiểu về sâm Ngọc Linh. Đồng thời phát triển du lịch đặc thù của ngành sâm Quảng Nam.

Để quảng bá giới thiệu câm sâm Ngọc Linh ra thế giới, hàng năm, Quảng Nam sẽ tổ chức giới thiệu “Văn hóa sâm” tại quận Hamyang - Hàn Quốc; Đưa sản phẩm sâm Ngọc Linh đi trưng bày tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc để quảng bá, giới thiệu với du khách quốc tế; Mở Trung tâm giao dịch sâm Ngọc Linh tại Hàn Quốc.

a

Mục tiêu đến năm 2030, Quảng Nam có tổng sản lượng sâm Ngọc Linh đạt khoảng 100 tấn sâm củ từ 05 năm tuổi trở lên/năm

Địa điểm thực hiện chương trình trên là huyện Nam Trà My và các huyện có điều kiện sinh thái phù hợp, trồng được cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh. Diện tích quy hoạch để phát triển trồng sâm ở Quảng Nam là hơn 15.500 ha. Tổng diện tích cho thuê môi trường rừng để trồng sâm Ngọc Linh là khoảng 850 ha. 

Giá trị cây Sâm Ngọc Linh đem lại rất cao, nhưng hiên nay việc phát triển sản xuất Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh còn rất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu sự liên kết trong công tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nên chưa phát huy được giá trị, hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng tại địa phương.

Với định hướng phát triển cây Sâm Ngọc Linh theo hướng liên kết sản xuất, hình thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống kinh tế - xã hội cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Do vậy, cần phải triển khai một cách đồng bộ từ việc tổ chức sản xuất, chế biến sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, việc xây dựng và triển khai đồng bộ Đề án: “Triển khai thực hiện Quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 01/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” trên địa bàn tỉnh là nhiệm vụ trọng tâm từng bước hiện thực hóa giấc mơ sâm và chương trình phát triển sâm Việt Nam đã được Chính phủ chỉ đạo.

Diện tích quy hoạch vùng bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh để phát triển trồng sâm là 15.567 ha, trong đó khu vực có độ từ 1.200- 2.000 m là 13.329 ha, trên 2.000 m là 2.238 ha. Tổng diện tích cho thuê môi trường rừng để trồng Sâm Ngọc Linh là 848,2 ha, trong đó: Hộ gia đình, cá nhân: 483,7 ha; tổ chức doanh nghiệp: 364,5ha.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Nam làm gì để hiện thực hóa chương trình phát triển Sâm Việt Nam? tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714404283 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714404283 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10