Xác định ưu thế về cây dược liệu, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều chính sách nhằm thu hút thêm nhiều doanh nghiệp đến đầu tư trong lĩnh vực này và phát triển du lịch.
>>Hội An: Doanh nghiệp du lịch vững niềm tin phục hồi
Các loại cây dược liệu được tỉnh Quảng Nam chú trọng đầu tư phát triển hướng đến mở rộng trong tương lai bắt nguồn từ hiệu quả kinh tế cao.
Trong những năm qua, tỉnh Quảng Nam đã tập trung chỉ đạo phát triển các loại cây dược liệu trên địa bàn. Trong đó, huyện Nam Trà My được UBND tỉnh xác định là địa phương chủ chốt trong việc phát triển cây dược liệu đặc biệt là sâm Ngọc Linh và quế vỏ. Được xem là “quốc bảo”, cây sâm Ngọc Linh ngày càng thể hiện ưu thế của mình trong việc phát triển kinh tế cho địa phương, đồng thời thu hút lượng khách du lịch đến để trải nghiệm, tìm hiểu.
Bên cạnh việc trồng và chế biến cây dược liệu, tỉnh Quảng Nam cũng hướng đến việc mời gọi doanh nghiệp du lịch đến làm việc tại đây. Thông qua việc phát triển cây dược liệu, loại hình du lịch trải nghiệm sẽ mang lại nhiều hiệu quả cho kinh tế địa phương và cũng là cầu nối đưa thương hiệu sâm Ngọc Linh đến nhiều thị trường lớn trên thế giới.
Theo ông Trần Duy Dũng – Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My địa phương này với lợi thế hơn 43.000ha rừng rất phù hợp với chủ trương phát triển du lịch xanh, trong đó cây sâm cũng sẽ là điểm nhấn thu hút du khách. “Tỉnh Quảng Nam đã có quyết định phát triên lĩnh vực “du lịch sâm” tại địa phương, gắn với đó là loại hình du lịch trải nghiệm tại các khu rừng nguyên sinh, thác, suối cùng văn hóa cộng đồng...”.
>>Nhiều sự kiện kích cầu du lịch Hội An thu hút du khách
>>Nỗ lực "đánh thức" du lịch Hội An
Ông Hồ Quang Bửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho hay cây dược liệu thời gian qua đã mang lại nguồn thu nhập xứng đáng cho người dân địa phương. Theo ông Bửu, việc phát triển cây dược liệu được tỉnh Quảng Nam chú trọng trong nhiều năm vừa qua và cũng đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Trong tương lai, Việt Nam sẽ có một nền công nghiệp sâm tương đồng với nên công nghiệp sâm Hàn Quốc.
Hiện nay, tỉnh Quảng Nam cũng đã có kiến nghị Chính phủ, Bộ GTVT phát triển đường 40B, và đường lên đỉnh núi Ngọc Linh để đón khách du lịch. Tỉnh đang chủ động mời gọi những nhà đầu tư lớn, đầu tư bài bản để phát triển du lịch và công nghiệp sâm.
Theo ông Bửu, Nam Trà My có 3 lợi thế nổi trội để phát triển du lịch là sản phẩm sâm, thiên nhiên và văn hóa gắn với đời sống đồng bào. Do đó, tỉnh Quảng Nam rất chú trọng đầu tư phát triển văn hóa, du lịch vùng sâm, trong đó gắn việc phát triển sản xuất cây sâm Ngọc Linh với phát triển dịch vụ du lịch sinh thái tại vùng trồng sâm trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm