Quảng Nam và câu chuyện khôi phục cổ phần vốn nhà nước liệu có thành công?

NGUYỄN HOÀNG 29/06/2023 13:18

Sau sự cố mất nước kéo dài tại TP Tam Kỳ khiến người dân bức xúc, Quảng Nam tìm phương án khôi phục lại cổ phần vốn nhà nước đã thoái vốn tại Công ty CP Cấp thoát nước Quảng Nam….

>>Quảng Nam: Doanh nghiệp kêu khó khi triển khai dự án bất động sản

Không chỉ sự cố mất nước kéo dài mà hàng loạt sự cố nước chảy nhỏ giọt mà Công ty Cấp thoát nước Quảng Nam không hề thông báo đến người dân để chủ động tích trữ nước trong sinh hoạt. Người dân đô thị Tam Kỳ cho rằng Tỉnh ủy Quảng Nam đã thoái vốn bán toàn bộ cổ phần vốn nhà nước tại nhà máy nước Tam Kỳ, dẫn đến mất quyền chi phối hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty CP Cấp thoát nước Quảng Nam là "sai sách".

Đây là hệ lụy ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân sau khi cổ phần hóa nhà máy nước Tam Kỳ.

Vậy làm thế nào để khôi phục lại cổ phần vốn nhà nước đã thoái vốn tại Công ty CP Cấp thoát nước Quảng Nam? Câu trả lời không hề đơn giản.

Đã có rất nhiều cuộc họp của lãnh đạo UBND tỉnh, cùng nhiều văn bản chỉ đạo. Tuy nhiên việc khôi phục lại toàn bộ cổ phần vốn nhà nước là không hề đơn giản.

sự cố mất nước kéo dài nhiều ngày tại đô thị Tam Kỳ vào tháng 5 vừa qua khiến hàng trăm nghìn hộ dân bức xúc.

Sự cố mất nước kéo dài nhiều ngày tại đô thị Tam Kỳ vào tháng 5 vừa qua khiến hàng trăm nghìn hộ dân bức xúc.

Tại cuộc họp giao ban hôm 26/6 giữa Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch UBND Quảng Nam Lê Trí Thanh đã thống nhất trình Ban cán sự đảng UBND tỉnh xem xét, cho ý kiến đối với một số nội dung, trong đó có dự thảo Báo cáo nội dung liên quan đến việc khôi phục lại cổ phần vốn nhà nước đã thoái vốn tại Công ty CP Cấp thoát nước Quảng Nam.

Trước khi thành lập, Công ty CP Cấp thoát nước Quảng Nam do nhà nước giữ 51% vốn điều lệ. Đến năm 2015, UBND tỉnh Quảng Nam chuyển quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại công ty trên cho Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Nam, với mục đích "dần thoái vốn để có kinh phí đầu tư vào các dự án quan trọng của tỉnh".

Đến năm 2016, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Nguyễn Ngọc Quang đã phê duyệt phương án thoái vốn cổ phần của ngân sách Đảng tại Công ty CP Cấp thoát nước Quảng Nam.

Để thoái vốn, Tỉnh ủy Quảng Nam chào bán hơn 11 triệu cổ phiếu (toàn bộ 51% cổ phần) với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Trong đó, bán đấu giá công khai hơn 3,3 triệu cổ phiếu (tương đương 30%), bán cho người lao động và cổ đông tại Công ty CP Cấp thoát nước Quảng Nam hơn 7,7 triệu cổ phiếu (70%). Tổng giá trị theo mệnh giá là hơn 110 tỉ đồng.

Ngay sau khi Tỉnh ủy Quảng Nam thoái vốn, bắt đầu từ năm 2017, Công ty CP Cấp thoát nước Quảng Nam chuyển sang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần, không có vốn nhà nước và nhà nước gần như mất quyền kiểm soát trong hoạt động kinh doanh với loại hàng hóa đặc thù cung cấp nước sinh hoạt cho người dân. Điều đáng quan tâm là nhà máy nước Tam Kỳ được đầu tư từ nguồn vốn vay ODA sau khi Quảng Nam tái lập tỉnh và Tam Kỳ trở thành thủ phủ tỉnh lỵ.

a

Quảng Nam tính việc phục hồi nguồn vốn nhà nước để nhà nước nắm quyền điều phối mà Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Quang ký bán cho công ty Cổ phần cấp thoát nước Quảng Nam.

Nhận thấy việc thoái vốn để mất quyền kiểm soát của nhà nước đối với Công ty cấp thoát nước, đầu năm 2020, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Văn phòng Tỉnh ủy rà soát lại quy trình, thủ tục thoái vốn đối với Công ty CP Cấp thoát nước Quảng Nam; phối hợp với Sở Tài chính đề xuất UBND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy phương án đảm bảo Nhà nước có thể chi phối hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty CP Cấp thoát nước Quảng Nam nhằm đảm bảo an toàn, an ninh trong việc cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh.

Việc Nhà nước mất quyền kiểm soát và chi phối hoạt động của công ty cấp thoát nước Quảng Nam đã bộc lộ nhiều bất cập. Đó là tình trạng nước nhỏ giọt, không đảm bảo lưu lượng cấp nước sạch cho người dân đô thị Tam Kỳ như sự cố mất nước vào tháng 5 vừa qua, khiến hàng trăm nghìn hộ dân kêu trời không thấu.

Nhiều ý kiến của lãnh đạo TP. Tam Kỳ và người dân cho rằng: Đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân đô thị là nhiệm vụ cấp bách. Việc thiếu nguồn nước sạch trong sinh hoạt người dân đô thị và cơ sở sản xuất, kinh doanh là sai lầm đáng tiếc. Không thể cổ phần hóa, giao toàn bộ dịch vụ công ích như cấp thoát nước, vệ sinh môi trường… cho tư nhân quản lý vận hành tự tung tự tác là việc không nên làm. Để đảm bào đời sống cho người dân đô thị nhất là nguồn nước sạch tỉnh cần có giải pháp và nắm quyền điều phối không thể giao trọn quyền cho tư nhân điều hành "ưng làm chi làm" là một sai lầm trong quản lý nhà nước không thể chấp nhận được.

Với những chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh Quảng Nam, liệu việc phục hồi nguồn vốn nhà nước để nhà nước nắm quyền điều phối mà Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Quang ký bán cho công ty Cổ phần cấp thoát nước Quảng Nam có được như mong đợi của người dân vẫn là câu hỏi chưa có câu trả lời.

Hy vọng, giữa mùa nắng nóng như thiêu đốt này, tình trạng nước nhỏ giọt hay mất nước không còn tái diễn là khát vọng của người dân đô thị Tam Kỳ, Quảng Nam.

Có thể bạn quan tâm

  • 6 vướng mắc của doanh nghiệp bất động sản Quảng Nam

    6 vướng mắc của doanh nghiệp bất động sản Quảng Nam

    05:00, 29/06/2023

  • Quảng Nam: Đấu thầu chọn chủ đầu tư nếu thu hồi dự án của Bách Đạt An

    Quảng Nam: Đấu thầu chọn chủ đầu tư nếu thu hồi dự án của Bách Đạt An

    01:00, 29/06/2023

  • Quảng Nam làm gì để xứng tầm là vùng đất mở cho khởi nghiệp sáng tạo?

    Quảng Nam làm gì để xứng tầm là vùng đất mở cho khởi nghiệp sáng tạo?

    00:33, 29/06/2023

  • Tỉnh Quảng Nam gỡ rối chính sách để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp

    Tỉnh Quảng Nam gỡ rối chính sách để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp

    10:47, 28/06/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quảng Nam và câu chuyện khôi phục cổ phần vốn nhà nước liệu có thành công?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO