Quảng Ngãi: Rộng cửa đón dòng đầu tư

TRANG LÊ 23/12/2023 17:34

Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Quảng Ngãi có 69 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký 2.091 triệu USD và 625 dự án đầu tư trong nước còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký 380.270 tỷ đồng.

Với mục tiêu trở thành hạt nhân tăng trưởng và là động lực phát triển kinh tế - xã hội của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, tỉnh Quảng Ngãi đang nỗ lực từng ngày để cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) vào các lĩnh vực trọng điểm.

p/Lễ ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi với Hiệp hội doanh nghiệp Hồng Kông tại Việt Nam

Lễ ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi với Hiệp hội doanh nghiệp Hồng Kông tại Việt Nam

Theo ông Nguyễn Văn Trọng - Giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư Quảng Ngãi, năm 2024, tỉnh xác định tập trung thu hút các dự án đầu tư có chất lượng theo danh mục dự án trọng điểm thu hút đầu tư giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, các lĩnh vực ưu tiên kêu gọi đầu tư như công nghiệp, dịch vụ, du lịch, thương mại, hạ tầng, giao thông, môi trường, đô thị, khu dân cư, các dự án nông nghiệp chất lượng cao.

Định vị động lực tăng trưởng

Ở lĩnh vực công nghiệp, Quảng Ngãi sẽ thu hút đầu tư một số nhóm dự án, gồm: sản xuất dệt, may mặc, giày da; chế biến thực phẩm, nước giải khát; cơ khí chế tạo thiết bị lớn, sản xuất kim loại và gia công thép; sản xuất sản phẩm thép hạ nguồn; sản xuất điện dân dụng, thiết bị, vật liệu điện đa dụng, điện tử; công nghiệp hỗ trợ và logistics. Các nhóm dự án này do nhà đầu tư đề xuất, 100% vốn của nhà đầu tư. Để thu hút các dự án này, Quảng Ngãi dành khoảng 1.600 ha diện tích đất trong Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, Khu công nghiệp (KCN) Tịnh Phong.

Ở lĩnh vực dịch vụ, du lịch, thương mại, Quảng Ngãi định hướng thu hút đầu tư 6 dự án, gồm: Khu dịch vụ - du lịch An Vĩnh, diện tích 20 ha; Khu dịch vụ - du lịch Đồng Hộ 20 ha tại huyện đảo Lý Sơn; Dự án Công viên trung tâm TP. Quảng Ngãi, xã Tịnh Khê (TP. Quảng Ngãi) 150 ha; Khu du lịch sinh thái Thạch Bích 200 ha; Khu du lịch sinh thái Cà Đam 1.286 ha, trong đó, diện tích phục vụ đầu tư công trình khoảng 300 ha, diện tích quy hoạch rừng tạo vành đai cảnh quan cho khu du lịch khoảng 986 ha; Khu du lịch sinh thái Trà Bói, diện tích 40 - 50 ha.

Trong lĩnh vực hạ tầng, giao thông, môi trường, Quảng Ngãi định hướng kêu gọi đầu tư 2 dự án: Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn sinh hoạt thị xã Đức Phổ, diện tích 17,95 ha; Nghĩa trang nhân dân Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa. Bên cạnh đó là các dự án lĩnh vực đô thị, dịch vụ - khu dân cư, trong đó có Dự án Khu đô thị Meyhomes Tịnh Long, xã Tịnh Long (TP. Quảng Ngãi) có diện tích từ 80 - 100 ha, do Tập đoàn Tân Á Đại Thành đề xuất đầu tư và tài trợ quy hoạch; Dự án Khu đô thị Đảo Ngọc, phường Trương Quang Trọng (TP. Quảng Ngãi), diện tích 187 ha hiện đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, đang tiến hành các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư.

Ngoài ra, Tỉnh cũng đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các dự án khu nhà ở công nhân, nhà ở thương mại; đầu tư du lịch, đô thị, nghỉ dưỡng tại các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh và TP. Quảng Ngãi...

Định hướng trong thời gian đến, tỉnh vẫn tiếp tục sẽ ưu tiên xúc tiến đầu tư nước ngoài tại các thị trường truyền thống nhiều tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc); Đồng thời đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư ở các nước có nền công nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến, đáp ứng nhu cầu kêu gọi đầu tư của tỉnh như Hoa Kỳ, Canada.. với mục đích tăng cường, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng hiện đại, bền vững.

Đưa Quảng Ngãi ra thế giới

Tại Hội nghị “Giới thiệu Quảng Ngãi” được tổ chức tại TP. Hà Nội vào ngày 25/10/2023, UBND tỉnh và Bộ Ngoại giao đã phối hợp tổ chức sự kiện đối ngoại có quy mô lớn nhằm quảng bá, giới thiệu về tỉnh với các đối tác nước ngoài. Hội nghị tập trung giới thiệu cơ hội đầu tư vào KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi, lĩnh vực nông nghiệp, du lịch; tiềm năng hợp tác phát triển xây dựng trung tâm lọc hóa dầu và năng lượng quốc gia, trung tâm du lịch biển đảo Lý Sơn...

Theo Sở Kế hoạch và Ðầu tư tỉnh Quảng Ngãi, nắm bắt cơ hội các doanh nghiệp FDI đang có xu hướng dịch chuyển đầu tư sang Việt Nam, từ đầu năm 2023 đến nay, Quảng Ngãi đã chủ động kết nối, tổ chức công tác xúc tiến đầu tư tại thị trường Đông Bắc Á như Nhật Bản và Hàn Quốc; Tại thị trường Châu Âu như Cộng hòa Liên Bang Đức, Đan Mạch nhằm làm việc, tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các tổ chức nước ngoài để quảng bá, xúc tiến, mời gọi đầu tư vào tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Trọng, Giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư tỉnh Quảng Ngãi khẳng định: Bên cạnh việc xúc tiến, kêu gọi thu hút vốn đầu tư FDI, tỉnh còn tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư trong nước, đặc biệt là công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ, hỗ trợ giải quyết vướng mắc, khó khăn cho các doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, với mục đích tạo sự lan tỏa tích cực về công tác đồng hành cùng doanh nghiệp của chính quyền. Tỉnh đã ký bản ghi nhớ với Công ty trách nhiệm hữu hạn VSIP Quảng Ngãi để mở rộng dự án VSIP II, và trao quyết định chủ trương đầu tư cho dự án Nhà máy sản xuất thép dây cuộn chất lượng cao Hòa Phát Dung Quất của Công ty cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất. (không cần đoạn này vì không liên quan đến nội dung đang đề cập)

“Dự kiến đến cuối năm 2023, Quảng Ngãi sẽ xúc tiến hỗ trợ khoảng 25-30 nhà đầu tư đến nghiên cứu, tìm hiểu môi trường đầu tư tại tỉnh vào các lĩnh vực như: hạ tầng khu công nghiệp, các sản phẩm sau thép, khu dân cư, đô thị, y tế, môi trường, du lịch, dịch vụ, thương mại”, ông Nguyễn Văn Trọng thông tin;

Vấn đề cốt lõi trong thu hút đầu tư là bảo đảm cân đối lợi ích của các bên đầu tư với lợi ích của Nhà nước và nhân dân trong hoạt động hợp tác đầu tư trên tinh thần hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro, tuân thủ điều kiện phát triển bền vững và an ninh, quốc phòng; Chủ tịch Đặng Văn Minh nhấn mạnh và cho biết thêm (không dùng nội dung dẫn lời của Chủ tịch)

Bám sát quan điểm, mục tiêu đã đề ra, tỉnh sẽ tập trung xúc tiến đến những quốc gia và vùng lãnh thổ có lợi thế công nghiệp phù hợp lợi thế so sánh của tỉnh và đang có nguồn vốn đầu tư mạnh vào Việt Nam như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Ðài Loan (Trung Quốc), Mỹ và các đối tác là thành viên của Hiệp định CPTPP, EVFTA... cho các dự án công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và công nghiệp phụ trợ; chú trọng đẩy mạnh hoạt động xúc tiến để thu hút đầu tư từ Mỹ và các nước châu Âu như Canada, Đức, Đan Mạch...

Có thể bạn quan tâm

  • Everland đặt mục tiêu doanh thu 1.800 tỷ đồng năm 2023, khởi công các dự án tại Quảng Ngãi, Phú Yên

    Everland đặt mục tiêu doanh thu 1.800 tỷ đồng năm 2023, khởi công các dự án tại Quảng Ngãi, Phú Yên

    13:47, 31/05/2023

  • Quảng Ngãi: Phát triển du lịch bền vững

    Quảng Ngãi: Phát triển du lịch bền vững

    02:30, 26/05/2023

  • Khu kinh tế Dung Quất: Đòn bẩy phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ngãi

    Khu kinh tế Dung Quất: Đòn bẩy phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ngãi

    17:31, 25/05/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quảng Ngãi: Rộng cửa đón dòng đầu tư
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO