Quảng Ninh: Cách mạng công nghiệp 4.0 cho lao động

MINH HUỆ - TRUNG THÀNH 04/09/2022 00:17

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với nền kinh tế trình độ tự động hóa cao và có tính sáng tạo, đòi hỏi công nhân lao động phải thích ứng nhanh với sự thay đổi của sản xuất.

>>>Bước ngoặt mới cho công nghiệp chế tạo Quảng Ninh

>>>Quảng Ninh: Mục tiêu xây dựng 25.000 căn nhà ở xã hội

Từ nâng cao chất lượng

Để chủ động đón đầu làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0, các cấp Công đoàn đã luôn đồng hành cùng người lao động (NLĐ), giúp họ trang bị tốt nhất kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm để sẵn sàng thích ứng với quá trình hội nhập.

Nhằm đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh chỉ đạo các cấp công đoàn trực thuộc tham mưu cho người sử dụng lao động đổi mới công nghệ máy móc vào sản xuất cải thiện môi trường làm việc, giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động; đào tạo, nâng cao trình độ cho NLĐ để sử dụng trang thiết bị, công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Trước tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nói chung và tại các khu công nghiệp (KCN) nói riêng đã bắt nhịp nhanh chóng, chú trọng đầu tư dây chuyền, công nghệ hiện đại vào sản xuất. Do đó, thách thức đặt ra cho CNLĐ phải nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu công việc.

Trước tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã chú trọng đầu tư dây chuyền, công nghệ hiện đại vào sản xuất. Do đó, thách thức đặt ra cho CNLĐ phải nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu công việc.

Theo lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh cho biết: Đơn vị đã triển khai thực hiện đề án công đoàn tham gia đào tạo, chuyển đổi nghề cho NLĐ, giai đoạn 2020-2023 và định hướng năm 2030. Đồng thời chỉ đạo Công đoàn cấp trên cơ sở, nhất là khu vực có KCN, CCN để nắm bắt đánh giá, phối hợp tham gia với người sử dụng lao động đầu tư, đổi mới công nghệ cũng như đào tạo lao động để thích ứng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Thời gian qua, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất đáp ứng chất lượng sản phẩm, nhu cầu thị trường, đồng thời, đảm bảo các tiêu chí về điều kiện môi trường làm việc của lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tay nghề đạt 100%, gồm lao động qua đào tạo có chứng chỉ (20%) và lao động do doanh nghiệp tự đào tạo (không có chứng chỉ) chiếm trên 80%. 

Theo đại diện Công ty TNHH Điện tử Bumjin Vina (KCN Đông Mai) cho biết: Công ty có 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc, chuyên sản xuất linh kiện điện tử cho hệ thống âm thanh trong xe ô tô và thiết bị âm thanh giải trí trong gia đình. Kể từ khi hoạt động đến nay, tuyển được hàng trăm lao động, trong đó có một số lao động chất lượng cao đang làm việc tại tất cả các bộ phận của Công ty. Theo lãnh đạo Phòng Hành chính (Công ty TNHH Điện tử Bumjin Vina, KCN Đông Mai) cho biết: Để đáp ứng yêu cầu sản xuất, hàng năm Công đoàn Công ty phối hợp với chuyên môn tổ chức tập huấn, nâng cao trình độ tay nghề cho NLĐ, hướng dẫn quy trình vận hành, thao tác các thiết bị máy móc được trang bị mới để NLĐ tiếp cận và nắm rõ trong việc vận hành an toàn...Có thể thấy, các doanh nghiệp cũng đã rất quan tâm đến nguồn lực lao động, đặc biệt là lao động có chất lượng.

Dự báo đến năm 2030, Quảng Ninh cần trên 960.000 lao động, trong đó lao động qua đào tạo khoảng 90%.

Dự báo đến năm 2030, Quảng Ninh cần trên 960.000 lao động, trong đó lao động qua đào tạo khoảng 90%.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở LĐ-TB&XH nhìn toàn bộ mặt bằng chung, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì có hiện tượng nhảy việc rất nhiều. Có nhiều doanh nghiệp chưa có chính sách, hệ thống quản lý nhân lực bài bản để tạo ra động lực cho người lao động yên tâm làm việc. Bên cạnh đó, mặc dù công tác đào tạo nghề, giúp cung cấp lao động có tay nghề cho các doanh nghiệp đã có chuyển biến nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu.

Dự báo đến năm 2030, Quảng Ninh cần trên 960.000 lao động, trong đó lao động qua đào tạo khoảng 90%. Để thu hút được nguồn lao động chất lượng cao, ngoài chính sách để “giữ chân” NLĐ, thời gian tới rất cần có sự phối hợp để cung và cầu gặp nhau. Khi đó, nguồn nhân lực này sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả hơn và nhất là phát triển kinh tế số hiện nay.

 … đến lao động đáp ứng được công việc

Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói chung và tại các khu công nghiệp (KCN) nói riêng đã chú trọng đầu tư dây chuyền, công nghệ hiện đại vào sản xuất. Do đó, thách thức đặt ra cho CNLĐ phải nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu công việc.

Chị Nguyễn Thị Hương Công ty TNHH Yazaki (Quảng Ninh) cho biết: Công ty là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư của Nhật Bản. Hiện Công ty có trên 4.000 lao động, chuyên sản xuất thiết bị dây dẫn điện cho ô tô nên dây chuyền sản xuất thuộc diện tự động hóa cao. Từ khi tôi được tuyển vào làm việc, công nhân chúng tôi được Công ty đào tạo tập huấn trong thời gian 10 ngày vừa học lý thuyết vừa vận hành máy trên dây chuyền sản xuất. Mỗi công nhân có vị trí làm việc khác nhau, tôi vận hành máy AC (cắt dập tự động) lao động chỉ cần cài đặt chiều dài, mã phụ kiện, số lượng dây dẫn điện. Trong quá trình vận hành ra sản phẩm chúng tôi sẽ kiểm tra để phát hiện và loại bỏ những dây điện bị lỗi ra ngoài.

Khi tuyển lao động vào làm việc ở mỗi vị trí khác nhau, Công ty đều tổ chức tập huấn về công tác ATVSLĐ; nội quy cơ quan; tiếp cận làm chủ máy móc trang thiết bị sản xuất.

Theo ông Bùi Đức Tùng, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Yazaki Hải Phòng Việt Nam Chi nhánh tại Quảng Ninh, đối với thiết bị công nghệ dây chuyền sản xuất hiện đại tự động hóa cao, Công đoàn Công ty thường xuyên tuyên truyền cho người lao động tuân thủ nghiêm ngặt việc vận hành trang thiết bị; đồng thời tạo điều kiện cho CNLĐ để làm chủ thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Theo ông Tô Duy Tòng - Chủ tịch LĐLĐ TX Quảng Yên cho biết: Hiện nay, trên địa bàn TX Quảng Yên có 3 KCN đang hoạt động với tổng số 11.000 CNLĐ. Theo ông Tòng, hằng năm LĐLĐ chỉ đạo công đoàn cơ sở (CĐCS) khối doanh nghiệp, nhất là tại các KCN trên địa bàn phối hợp với các đơn vị sử dụng lao động phát động phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo. Trong đó, CNLĐ phải không ngừng tìm tòi, học hỏi làm chủ máy móc thiết bị công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu sản xuất tại doanh nghiệp. Qua đó, không chỉ giúp người lao động đảm bảo việc làm thu nhập mà còn góp phần đóng góp sự phát triển doanh nghiệp.

Hiện nay toàn tỉnh Quảng Ninh có tổng số 7 KCN đang hoạt động với tổng số trên 36.000 lao động. Trong đó, phần lớn là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với công nghệ số hóa, các dây chuyền tự động hóa được ứng dụng rộng rãi đáp ứng năng suất, chất lượng sản phẩm.

Hiện nay toàn tỉnh Quảng Ninh có tổng số 7 KCN đang hoạt động với tổng số trên 36.000 lao động. Trong đó, phần lớn là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với công nghệ số hóa, các dây chuyền tự động hóa được ứng dụng rộng rãi đáp ứng năng suất, chất lượng sản phẩm.

Theo chia sẻ của ông Lê Văn Đông - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH KHKT Texhong Ngân Hà (KCN Cảng biển Hải Hà) cho biết: Với 3.700 lao động, là đơn vị sản xuất sợi, dệt may, phục vụ cho thị trường xuất khẩu. Sản xuất của doanh nghiệp chúng tôi đều trên dây chuyền nên người lao động khi vào làm việc đều có thời gian từ 7-15 ngày tập huấn các thao tác, kỹ năng vận hành; quy trình ATVSLĐ trong sản xuất. Sau thời gian tập huấn, lao động sẽ được điều về vị trí làm việc, chúng tôi cử một đoàn viên có kinh nghiệm hướng dẫn, kèm cặp để đáp ứng nhiệm vụ giao.

Theo Hoàng Trung Kiên – Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh cho biết: Hiện nay toàn tỉnh Quảng Ninh có tổng số 7 KCN đang hoạt động với tổng số trên 36.000 lao động. Trong đó, phần lớn là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với công nghệ số hóa, các dây chuyền tự động hóa được ứng dụng rộng rãi đáp ứng năng suất, chất lượng sản phẩm.

Trước nhu cầu đòi hỏi của các doanh nghiệp sản xuất trong các KCN, bắt buộc người lao động phải không ngừng nâng cao về trình độ kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu sản xuất; không bị loại bỏ khỏi sân chơi trước xu thế toàn cầu hóa về thị trường lao động.

Từ thực tế trên, các cấp công đoàn trong tỉnh Quảng Ninh cần đẩy mạnh phong trào thi đua nâng cao năng suất lao động, phát huy sáng kiến, sáng tạo trong sản xuất. Do vậy, các CĐCS, nhất là trong các KCN phải chủ động nắm bắt tình hình, tham mưu đề xuất với chủ sử dụng lao động tạo điều kiện, thời gian, kinh phí để người lao động được học tập, nâng cao trình độ, tiếp thu công nghệ mới.

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng Ninh: Nỗ lực “hạ nhiệt” buôn lậu trên các tuyến

    Quảng Ninh: Nỗ lực “hạ nhiệt” buôn lậu trên các tuyến

    00:06, 29/08/2022

  • Quảng Ninh: Hướng tới trở thành trung tâm công nghiệp của miền Bắc

    Quảng Ninh: Hướng tới trở thành trung tâm công nghiệp của miền Bắc

    00:52, 26/08/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quảng Ninh: Cách mạng công nghiệp 4.0 cho lao động
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO