Quảng Ninh: Nâng cao chất lượng và phát triển hiệu quả sản phẩm OCOP

Diendandoanhnghiep.vn Thực hiện các giải pháp, hỗ trợ nguồn lực nhằm củng cố phát triển doanh nghiệp, phát triển sản phẩm, quy hoạch vùng nguyên liệu là cách làm giúp cho OCOP Quảng Ninh phát triển hiệu quả, có chiều sâu.

Thời gian qua, bằng nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực, trong đó tập trung, phát huy các nguồn lực, Quảng Ninh đã phát huy được các sản phẩm thế mạnh, phát triển doanh nghiệp tham gia sản xuất sản phẩm OCOP và thúc đẩy được chương trình OCOP. 

Tính đến nay toàn tỉnh đã phát triển được tổng số 500 sản phẩm, trong đó số sản phẩm đạt sao là 238 sản phẩm (3 sản phẩm 5 sao cấp quốc gia, 67 sản phẩm 4 sao, 162 sản phẩm 3 sao); 31 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

Chả mực Khánh Đan là một trong số sản phẩm mới đăng ký tham gia chương trình OCOP (báo Quảng Ninh)

Chả mực Khánh Đan là một trong số sản phẩm mới đăng ký tham gia chương trình OCOP (báo Quảng Ninh)

Ngay đầu giai đoạn 2021-2025, Quảng Ninh đã thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) OCOP tỉnh với quy chế làm việc cụ thể, kiện toàn đội ngũ cán bộ trực tiếp chỉ đạo, tham mưu, giúp việc. Giai đoạn 2021-2025. Quảng Ninh cũng đã phê duyệt đề cương, dự toán và lựa chọn đơn vị tư vấn xây dựng Đề án Chương trình OCOP giai đoạn này. Hiện, đơn vị tư vấn đang tiến hành khảo sát, xây dựng thuyết minh đề án, dự kiến hoàn thành trong quý III năm nay.

Xác định năm 2021 là năm tiền đề quan trọng cho giai đoạn 2021-2025, BCĐ OCOP tỉnh tiếp tục chú trọng hoàn thiện các thủ tục phê duyệt Đề án Chương trình OCOP. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp và người dân thực hiện Nghị quyết 194/2019/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Cụ thể như huyện Bình Liêu – Quảng Ninh. Địa phương đã thực hiện các giải pháp, hỗ trợ nguồn lực nhằm củng cố phát triển doanh nghiệp, phát triển sản phẩm, quy hoạch vùng nguyên liệu cho sản phẩm OCOP... là cách làm giúp OCOP Bình Liêu vượt khó, đạt được kết quả khả quan. Theo lãnh đạo UBND huyện Bình Liêu – Quảng  Ninh cho biết: Địa phương đã thực hiện quy hoạch và triển khai vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất các sản phẩm OCOP. Tiêu biểu là sản phẩm miến dong Bình Liêu, trong giai đoạn 2017 - 2020, đã quy hoạch vùng trồng trên địa bàn 5 xã, mở rộng trên toàn huyện với diện tích quy hoạch 500ha, chưa kể nguồn cung từ Tiên Yên. Đồng thời, địa phương đã hoàn thiện việc rà soát điều chỉnh quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung, trong đó xác định vùng trồng dong riềng trên 500ha duy trì đến năm 2030. Điều này đảm bảo nguyên liệu cho sản phẩm OCOP chủ lực này.

Củ cải là một trong những cây trồng bản địa, Tham gia chương trình OCOP, sản phẩm củ cải Đầm Hà được nâng cao giá trị. được các hộ dân Đầm Hà trồng vào vụ đông.

Củ cải Đầm Hà là một trong những cây trồng bản địa, tham gia chương trình OCOP, sản phẩm này được nâng cao giá trị.  

Chú trọng ứng dụng KHCN trong sản xuất, huyện đã có nhiều hỗ trợ đầu tư về cơ sở sản xuất chế biến, về hạ tầng nhà xưởng khang trang, máy móc, nhà lưới và hệ thống bảo vệ môi trường... Năm 2018, huyện Bình Liêu đã được hỗ trợ trên 1,9 tỷ đồng cho các dự án của công ty CP TMDV Bình Liêu, dự án hỗ trợ cơ sở sản xuất, chế biến miến dong Trần A Chiu (Húc Động), dự án máy móc chế biến củ cải Khe Tiền (Đồng Văn). Năm 2019, hỗ trợ trên 312 triệu đồng cho các dự án máy tinh lọc thủy phần mật ong cho HTX Hợp Tiến; máy chế biến miến dong cho HTX Gia Hưng; hỗ trợ nhà xưởng, máy chế biến miến dong cho HTX TM&DV Khe Vằn…

Đặc biệt, năm 2019, địa phương còn linh hoạt các nguồn lực nông thôn mới, khuyến công nâng tổng hỗ trợ trên 569 triệu đồng cho cơ sở sản xuất rượu gạo Bao thai HTX Bình An. Năm 2020, các cơ quan chức năng đã làm thủ tục hỗ trợ máy móc, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất và bảo quản các loại tinh dầu cho HTX thảo mộc Tuệ Lâm.

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh: Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, song từ đầu năm đến nay, các địa phương đã tổ chức một số hoạt động xúc tiến thương mại, góp phần quảng bá sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ, mở rộng thị trường. Các hội chợ do Sở Công Thương phối hợp với Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, sàn thương mại điện tử uy tín tổ chức hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu của tỉnh qua “Gian hàng Việt trực tuyến”. Sau hội nghị, 35 sản phẩm OCOP của tỉnh được bán hàng trên sàn thương mại điện tử Sendo, tiki, voso... Ngoài ra, hiện 223 sản phẩm OCOP của tỉnh đã được niêm yết, giao dịch trực tuyến trên các sàn giao dịch thương mại điện tử của Quảng Ninh. Cùng với đó, BCĐ OCOP tỉnh Quảng Ninh và các địa phương đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn phát triển sản phẩm mới. Được biết, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Quảng Ninh có 44 sản phẩm đạt yêu cầu tham gia chương trình OCOP, nâng thành 500 sản phẩm của chương trình hiện có. Thêm vào đó, 90% sản phẩm tham gia chương trình được dán tem điện tử, có mã số, mã vạch...

Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, BCĐ OCOP tỉnh tăng cường quản lý tiêu chuẩn sản phẩm theo Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, từ đó hướng dẫn các đơn vị sử dụng nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận; xử lý những vi phạm quy định về sở hữu công nghiệp, nhãn hàng hóa, mã số, mã vạch... Đồng thời, nghiên cứu thành lập Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo OCOP.

Song song với đó, BCĐ OCOP tỉnh Quảng Ninh và các địa phương tổ chức các cuộc kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm, việc ghi tem nhãn, hoạt động của các Trung tâm, điểm bán hàng OCOP; tổ chức cuộc thi đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện và tỉnh; hoàn thiện dự án phần mềm chấm điểm đánh giá phân hạng và triển khai cuộc thi Bộ nhận diện sản phẩm OCOP tỉnh năm 2021.

Ông Lê Bình Phượng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đầm Hà - Quảng Ninh cho biết: Sau 7 năm triển khai chương trình OCOP, huyện đã phát triển được 29 sản phẩm, trong đó có 9 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3-4 sao. Thu nhập bình quân người dân khu vực nông thôn của huyện đạt 56,8 triệu đồng/năm; huyện đạt 9/9 tiêu chí và đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận đạt huyện chuẩn NTM.

Theo ông Ty Văn Bích, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Trường Sơn, cho biết: Hiện cả hai dòng sản phẩm củ cải khô và củ cải phên Đầm Hà do HTX chế biến đều được tỉnh xếp hạng 3 sao. Thời gian tới, HTX tiếp tục nâng cấp về chất lượng, mẫu mã, sử dụng hút chân không để có thể bảo quản sản phẩm trong thời hạn 1 năm.

Ông Nguyễn Văn Đức, Phó trưởng Ban Xây dựng NTM tỉnh, cho biết: Để nâng cao hiệu quả chương trình OCOP, Ban đã đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo sở, ngành liên quan tổ chức sơ kết việc triển khai Nghị quyết 194/2019/NQ-HĐND, trong đó có việc hỗ trợ chương trình OCOP để kịp thời tháo gỡ khó khăn. Đồng thời, quan tâm chỉ đạo ưu tiên phân bổ kinh phí về xây dựng NTM để các địa phương bố trí nguồn lực hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP. Bên cạnh đó, các địa phương cũng tập trung xây dựng đề án phát triển sản phẩm OCOP chủ lực cấp tỉnh và định hướng quốc gia, quy hoạch khu sản xuất tập trung, tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp, HTX đầu tư vào sản xuất.

Được biết, UBND tỉnh Quảng Ninh cũng tập trung khảo sát để phát triển sản phẩm OCOP thuộc nhóm lưu niệm, nội thất, trang trí, du lịch, dịch vụ cộng đồng và điểm du lịch nhằm phát huy tối đa tiềm năng của địa phương, xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh.
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Ninh: Nâng cao chất lượng và phát triển hiệu quả sản phẩm OCOP tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713557045 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713557045 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10