Quảng Ninh: Phát triển công nghệ trong nuôi trồng thuỷ sản

LÊ LINH - TRUNG THÀNH 24/04/2022 00:26

Với 2.077 đảo, 250km dải bờ biển, 40.000ha bãi triều và trên 20.000ha eo, vịnh và tài nguyên sinh vật biển đa dạng phong phú. Điều này, giúp cho Quảng Ninh có thế mạnh sản xuất nuôi trồng thủy sản.

>>>Quảng Ninh: Quyết tâm đứng đầu cả nước về PCI

>>>Quảng Ninh: Nhiều giải pháp tạo “lực hút” với nhà đầu tư

Phát triển theo hướng bền vững

Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho biết: Năm 2021, sản lượng thủy sản Quảng Ninh đạt gần 150.000 tấn, giá trị sản xuất đạt hơn 13.000 tỷ đồng, chiếm 52,5% giá trị của toàn ngành nông nghiệp. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 21.300ha; thả nuôi khoảng 5,42 tỷ con giống các loại. Hiện, tỉnh đang hướng đến phát triển ngành thủy sản bền vững, tăng nuôi trồng, giảm khai thác thủy sản. Cụ thể, tập trung khai thác xa bờ, giảm khai thác gần bờ; tăng nuôi công nghiệp, thâm canh, siêu thâm canh, nuôi công nghệ cao, giảm nuôi tự nhiên, quảng canh.

Nuôi trồng thủy sản công nghệ cao tài Quảng Ninh

Nuôi trồng thủy sản công nghệ cao tài Quảng Ninh

Cùng với đó, tỉnh Quảng Ninh cũng đã đẩy mạnh việc hướng dẫn các địa phương, đơn vị điều chỉnh cơ cấu nuôi hợp lý, phát triển các vùng nuôi tôm, cá ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường; phát triển mạnh các sản phẩm nuôi chủ lực tôm, nhuyễn thể.

Đặc biệt, các chính sách thu hút đầu tư trọng tâm, trọng điểm, có định hướng vào lĩnh vực thủy sản đã phát huy hiệu quả, từ đó trên địa bàn tỉnh đã có nhiều doanh nghiệp lớn phát triển. Tiêu biểu như Tập đoàn Việt - Úc, sau 2 năm khởi công (từ năm 2019), đơn vị đã có mẻ tôm giống đầu tiên sản xuất. Từ đó, bài toán về thiếu giống tôm nuôi đã có lời giải. Trong năm vừa qua, 24 trại giống của Việt - Úc sản xuất gần 1 tỷ con giống, trong đó, 70% được cung cấp cho các cơ sở nuôi tôm trên địa bàn tỉnh. Qua đó, đã tạo tiền đề khiến con tôm trong cơ cấu đối tượng nuôi thủy sản Quảng Ninh được nâng tầm.

Với sự tăng trưởng nhanh, ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh đang đứng trước nhiều cơ hội lớn để tiếp tục phát triển bứt phá. Dự báo đến năm 2025, tổng giá trị sản xuất thủy sản sẽ tăng trưởng gấp khoảng 1,5 lần so với năm 2020, chiếm từ 55-60% trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp của tỉnh.

Đồng thời, Quảng Ninh cũng nâng cao năng lực chế biến thủy sản phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, phát huy tiềm năng để trở thành ngành kinh tế quan trọng trong tương lai.

Thu hoạch tôm tại Công ty Cổ phần Thủy sản BIM - Quảng Ninh

Thu hoạch tôm tại Công ty Cổ phần Thủy sản BIM - Quảng Ninh

Đưa công nghệ vào nuôi trồng thủy sản

Trong định hướng phát triển của tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2045, xây dựng Quảng Ninh trở thành trung tâm nuôi trồng thuỷ sản của miền Bắc, tập trung phát triển nhanh các đối tượng nuôi chủ lực, nuôi công nghệ cao, công nghệ mới; xây dựng Quảng Ninh trở thành trung tâm nuôi trồng, chế biến xuất khẩu thuỷ sản của khu vực phía Bắc. 

Trong thời gian tới, ngành thủy sản đặt mục tiêu sản lượng thủy sản khoảng 153.000 tấn; diện tích nuôi trồng thủy sản 21.000ha; phấn đấu sản xuất và cung ứng các giống thuỷ sản đạt 45-50% giống có nguồn gốc trong tỉnh. Bên cạnh đó, hoàn thành việc thay thế vật liệu nổi theo quy chuẩn địa phương; rà soát, điều chỉnh lại cơ cấu tàu cá theo hướng giảm dưới 7.800 chiếc; phấn đấu đăng ký, cấp giấy phép khai thác thuỷ sản 70% số tàu cá tồn đọng chưa được đăng ký; tổ chức cấp giấy phép khai thác thuỷ sản đạt 75%. Cùng với đó, thiết lập và kiểm soát được trên 70% số tàu cá và sản lượng thủy sản có nguồn gốc từ khai thác, khắc phục “thẻ vàng” EC.

Theo ông Đỗ Đình Minh, Giám đốc Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT): Vừa qua, Sở đã thả trên 2,3 triệu con giống các loại như: Cá trắm cỏ, trắm đen, mè trắng, mè hoa, cá chép, tôm sú, cá song... tại Cẩm Phả, Hải Hà và Ba Chẽ. Qua đó, tái tạo nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực ven biển và nội đồng, duy trì ổn định, cân bằng sinh thái các thủy vực tự nhiên và hồ chứa. Bên cạnh đó, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về ý nghĩa, lợi ích của việc tái tạo, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong đời sống hiện thực và tương lai; phát triển nhiệm vụ tái tạo nguồn lợi thủy sản tới toàn thể các địa phương, xã hội hóa công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Quảng Ninh đã xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp tỉnh về thủy sản tại huyện Đầm Hà

Quảng Ninh đã xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp tỉnh về thủy sản tại huyện Đầm Hà

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Quảng Ninh đã chủ động, mạnh dạn triển khai các quy hoạch về sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng liên kết trong sản xuất hàng hóa. Qua đó, từng bước hiện thực hóa mục tiêu đưa Quảng Ninh sớm trở thành vùng trọng điểm sản xuất, chế biến nông sản của khu vực.

Theo lãnh đạo, Công ty TNHH Thủy sản Việt Úc Quảng Ninh cho biết: Công ty đầu tư xây dựng Dự án sản xuất tôm giống và nuôi tôm thương phẩm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính, quy mô 187,8ha, công suất 8 tỷ con giống/năm, năng suất nuôi tôm thương phẩm khoảng 100 - 300 tấn/ha mặt nước nuôi/năm, tương đương 5.800-17.400 tấn/năm.

Hiện nay, Công ty đã hoàn thành xây dựng và đã đưa vào sử dụng 24 nhà sản xuất ương dưỡng ấu trùng, nhà máy xử lý nước theo công nghệ tiên tiến, phòng xét nghiệm dịch bệnh, lắp đặt vận hành mô hình nuôi tôm thương phẩm công nghệ cao trong nhà màng và đang tiếp tục thực hiện xây dựng các nhà sản xuất giống. Công ty đã tổ chức sản xuất và ương dưỡng chuyển giao công nghệ nuôi tôm thương phẩm, cung cấp giống tôm thẻ chân trắng ra thị trường Quảng Ninh và các tỉnh phía Bắc được gần 2 tỷ post tôm giống. Riêng trong năm 2020, Công ty đã sản xuất được 1,4 tỷ giống tôm thẻ chân trắng cung cấp ra thị trường.

Nuôi trồng thủy sản tại huyện Vân Đồn

Nuôi trồng thủy sản tại huyện Vân Đồn

Từ đầu năm đến nay, Công ty đã sản xuất, cung ứng ra thị trường các tỉnh phía Bắc 700 triệu tôm giống. Hiện nay, Công ty đã nghiên cứu, sản xuất thành công giống tôm chịu lạnh để nuôi vào mùa đông; phối hợp các nhà khoa học đầu ngành nghiên cứu, sản xuất giống sá sùng và bào ngư để triển khai giai đoạn 2 của Dự án.

Từ những nỗ lực của từng địa phương, từng doanh nghiệp Quảng Ninh đã và đang khẳng định rõ quyết tâm trong phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững.

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng Ninh: Nhiều giải pháp tạo “lực hút” với nhà đầu tư

    Quảng Ninh: Nhiều giải pháp tạo “lực hút” với nhà đầu tư

    00:23, 21/04/2022

  • Quảng Ninh: Phát triển logictisc để tăng cường liên kết vùng

    Quảng Ninh: Phát triển logictisc để tăng cường liên kết vùng

    00:00, 19/04/2022

  • Quảng Ninh: Gỡ bỏ phao xốp để cứu môi trường

    Quảng Ninh: Gỡ bỏ phao xốp để cứu môi trường

    01:33, 17/04/2022

  • Quảng Ninh: Tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại

    Quảng Ninh: Tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại

    18:29, 17/04/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quảng Ninh: Phát triển công nghệ trong nuôi trồng thuỷ sản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO