Quảng Ninh: Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường tài nguyên di sản

MINH HUỆ 18/07/2022 01:52

Từ khi được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, tỉnh Quảng Ninh đã làm hết mình cho công tác bảo vệ di sản này, nhất là trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

>>>Du lịch Quảng Ninh hướng đến không dùng tiền mặt

>>>Quảng Ninh: Doanh thu từ du lịch tăng “phi mã”

Từ áp lực…

Đây chính là nền tảng cho việc phát huy giá trị vịnh Hạ Long, phục vụ phát triển du lịch bền vững trong tương lai. Tuy nhiên, Vịnh Hạ Long là một vùng biển đảo rộng lớn, tiếp giáp với thuỷ vực của nhiều địa phương khác nhau, lại nằm trong khu vực phát triển KT-XH sôi động, trong đó có sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình dịch vụ du lịch từ nền tảng di sản thế giới này. Chính vì vậy mà vấn đề ô nhiễm môi trường di sản luôn tiềm ẩn nguy cơ cao.

Hiện nay, Vịnh Hạ Long chịu nhiều áp lực lớn về môi trường. Bên cạnh các áp lực tại chỗ trên vịnh (như hoạt động giao thông, cảng biển, du lịch, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, sinh cư trên mặt nước), các hoạt động ven vịnh rộng lớn và trên các lưu vực đổ vào vịnh (bao gồm các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông, công nghiệp, khai khoáng, du lịch, dịch vụ và sinh hoạt) đã gây ra những áp lực lớn lên môi trường, tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học Vịnh Hạ Long.

Vịnh Hạ Long chịu nhiều áp lực lớn về môi trường. Bên cạnh các áp lực tại chỗ trên vịnh (như hoạt động giao thông, cảng biển, du lịch, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, sinh cư trên mặt nước), các hoạt động ven vịnh rộng lớn và trên các lưu vực đổ vào vịnh (bao gồm các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông, công nghiệp, khai khoáng, du lịch - dịch vụ và sinh hoạt) đã gây ra những áp lực lớn lên môi trường, tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học Vịnh Hạ Long.

Vịnh Hạ Long chịu nhiều áp lực lớn về môi trường như hoạt động giao thông, cảng biển, du lịch, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, sinh cư trên mặt nước đã gây ra những áp lực lớn lên môi trường, tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học Vịnh Hạ Long.

Theo kết quả quan trắc cho thấy, tại các khu vực tập trung nhiều hoạt động kinh tế, xã hội chất lượng môi trường nước của Vịnh Hạ Long đang bị ô nhiễm amoni và phốt phát do nước thải của các phương tiện tàu thuyền, các nhà hàng, khách sạn, chợ dân sinh, khách tham quan du lịch, hoạt động nuôi trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt của người dân chưa qua xử lý đổ trực tiếp ra vịnh. Đặc biệt, tại khu vực luồng giữa Cửa Lục, Thiên Cung - Đầu Gỗ, làng chài Ba Hang, làng chài Hoa Cương, luồng khu Hòn Một, Đảo Titop, khu nghỉ đêm Cát Lán, nghỉ đêm Hang Luồn, Bồ Nâu - Sửng Sốt, làng chài Cửa Vạn, làng chài Vông Viêng, luồng khu Đông Tráng, luồng Cửa Ông...

Theo lãnh đạo BQL Vịnh Hạ Long cho biết: Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã có sự quan tâm, nỗ lực đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn di sản Vịnh Hạ Long và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, làm thay đổi và chuyển biến tích cực đối với các cấp chính quyền, nhân dân, doanh nghiệp và khách du lịch.

Hiện nay, tại các hang động, điểm tham quan, khu vực từ bến cập tàu, trên đường dẫn khách tham quan được bố trí thùng rác có nắp đậy, đảm bảo vệ sinh, thẩm mỹ. Rác thải trên bờ hay rác trên mặt nước được nhân viên vệ sinh thu gom thường xuyên và vận chuyển ra ngoài đầu bến vào cuối ngày để đơn vị phụ trách thu gom, vận chuyển về bờ xử lý. Nước thải được thu gom vào hệ thống bể chứa tự hoại...

>>>Quảng Ninh: Đẩy mạnh kích cầu đón khách quốc tế

Ngoài ra, công tác phòng, chống rác thải nhựa trên Vịnh Hạ Long được Ban Quản lý Vịnh Hạ Long triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, đặc biệt yêu cầu sự vào cuộc nghiêm túc của các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên vịnh. Nhờ đó, đến nay đã giảm trên 90% rác thải nhựa trong các hoạt động tham quan, du lịch trên Vịnh Hạ Long.

Theo PGS.TS Lưu Thế Anh - Viện trưởng Viện Tài nguyên & Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: Khu Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức và áp lực về môi trường do sự phát triển KT-XH của chính khu vực TP Hạ Long và khu vực lân cận. Trong đó, hoạt động khai thác khoáng sản. Trước đây có những bãi thải lộ thiên mà quản lý không được tốt thì nước mưa chảy tràn đưa các vật chất xuống làm bồi lắng, gây ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh đó là các nguồn nước thải sinh hoạt, công nghiệp, chăn nuôi và các nguồn chất thải khác đổ xuống không kiểm soát được. Chúng ta mới xử lý được 38% trong tổng số hơn 60.000m3 nước thải sinh hoạt hàng ngày đổ ra vịnh. Hiện nay chúng ta đã di dời các khu nuôi trồng thuỷ sản ra khỏi vùng lõi. Tuy nhiên môi trường nước thì liên thông với nhau. Việc quản lý khu vực nuôi trồng thuỷ sản không tốt thì các chất ô nhiễm từ khu vực nuôi bên ngoài vẫn được đưa vào trong vùng lõi do dòng chảy, sóng, hải lưu dọc bờ…

Thu gom rác thải trên Vịnh Hạ Long (ảnh báo QN)

Thu gom rác thải trên Vịnh Hạ Long (ảnh báo QN)

 …đến cần có giải pháp mạnh

Để nâng cao chất lượng bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long gắn với phát triển du lịch bền vững, theo PGS.TS. Lưu Thế Anh, Viện Tài nguyên và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội: Quảng Ninh cần tiếp tục thực hiện 5 nhóm giải pháp gồm: Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách quản lý bền vững du lịch; nhóm giải pháp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; nhóm giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong quản lý và phát triển bền vững; nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức cộng đồng cho phát triển du lịch bền vững và nhóm giải pháp quản lý, giám sát và kiểm soát môi trường, hoạt động du lịch.

Theo đó, cần phát triển một hệ thống quản lý lịch trình tàu du lịch cho Vịnh Hạ Long; áp dụng mức trần giới hạn số lượng tàu thuyền trên Vịnh Hạ Long, để giải quyết tình trạng quá tải tàu tham quan trên Vịnh Hạ Long như hiện nay. Từ đây, góp phần làm gia tăng giá trị trải nghiệm cho khách du lịch - tạo cảm giác riêng tư - đồng thời bảo vệ môi trường tự nhiên.

Cùng với đó, tỉnh cần rà soát các loại quy hoạch, kế hoạch đầu tư, bảo tồn liên quan đến khu vực nhằm xác định những giải pháp bảo đảm thống nhất, đồng bộ điều phối các hoạt động đầu tư xây dựng đô thị, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng, bảo vệ môi trường cảnh quan du lịch.

Đồng thời, xây dựng mô hình hệ sinh thái du lịch thông minh bền vững, gắn liền với thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thêm nữa, tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng trong cung cấp dịch vụ du lịch; đẩy mạnh thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ nước ngoài và các đối tác quốc tế cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực du lịch.

Bên cạnh các nhóm giải pháp đề xuất nêu trên, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long cần sớm tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Ninh thành lập khu bảo tồn thiên nhiên cho vùng lõi di sản Vịnh Hạ Long và xây dựng đề án bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học phục vụ bảo tồn di sản và phát triển du lịch bền vững Vịnh Hạ Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Với những giá trị di sản thiên nhiên ngoại hạng toàn cầu đã được UNESCO hai lần công nhận, Vịnh Hạ Long mang vị trí quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh

Với những giá trị di sản thiên nhiên ngoại hạng toàn cầu đã được UNESCO hai lần công nhận, Vịnh Hạ Long mang vị trí quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh

Theo ông Phạm Đình Huỳnh - Phó Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, chia sẻ: "Chúng tôi đang xây dựng những kịch bản để ứng phó, triển khai các chiến lược về du lịch bền vững, kể cả về quy hoạch, xây dựng hạ tầng phù hợp và có cơ chế quản lý giám sát, thực hiện theo đúng Nghị quyết của UNESCO đối với di sản Vịnh Hạ Long"./.

Có thể bạn quan tâm

  • Du lịch Quảng Ninh hướng đến không dùng tiền mặt

    Du lịch Quảng Ninh hướng đến không dùng tiền mặt

    00:24, 16/07/2022

  • Quảng Ninh: Doanh thu từ du lịch tăng “phi mã”

    Quảng Ninh: Doanh thu từ du lịch tăng “phi mã”

    01:00, 11/07/2022

  • Quảng Ninh: Du lịch se duyên cùng OCOP

    Quảng Ninh: Du lịch se duyên cùng OCOP

    03:45, 04/07/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quảng Ninh: Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường tài nguyên di sản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO