Quảng Ninh: Tăng “xanh” giảm “nâu” trong khu công nghiệp

HẢI NGÂN 13/01/2023 01:04

Với mục tiêu thực tăng trưởng “xanh”, đặc biệt là trong các KCN, Quảng Ninh hiện đang tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với việc xả thải ra môi trường trong các KCN.

>>>Quảng Ninh: Quyết liệt chống buôn lậu trên tuyến biển trong những ngày cận Tết

>>>Quảng Ninh: Cửa khẩu Móng Cái tăng tốc từ những ngày đầu năm

100% các KCN có hệ thống xử lý nước thải

Trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn mới, tỉnh Quảng Ninh luôn xác định và quyết tâm thực hiện mục tiêu tăng trưởng “xanh”, đặc biệt là trong các KCN. Do vậy, các vấn đề và thách thức môi trường mới nảy sinh, đòi hỏi công tác quản lý môi trường trong các KCN sẽ phải thay đổi.

Ông Hoàng Trung Kiên – Trưởng ban BQL KKT Quảng Ninh cho biết: Tính đến thời điểm hiện tại đã có 10 dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN thuộc 08 KCN được cấp có thẩm quyền quyết định, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thành lập với tổng diện tích 4.632,29 ha (gồm các KCN: Cái Lân; Việt Hưng; Đông Mai; Hoành Bồ; Hải Yên; Texhong Hải Hà - giai đoạn I (thuộc KCN - Cảng biển Hải Hà); Sông Khoai; Nam Tiền Phong, Bắc Tiền Phong và Bạch Đằng (thuộc KCN - Dịch vụ Đầm Nhà Mạc).

Trong đó, có 8 KCN đã được các chủ đầu tư thực hiện đầu tư kinh doanh hạ tầng và cho nhà đầu tư thứ cấp thuê lại đất để thực hiện dự án đầu tư; 1 KCN đang triển khai công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng là KCN Bạch Đằng (diện tích 176,45 ha); 1 KCN đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý sau cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là KCN Hoành Bồ với diện tích 681 ha; 8 KCN còn lại đang triển khai lập quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư.

Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

Để bảo vệ môi trường trong các KCN, chủ đầu tư hạ tầng KCN, các dự án thứ cấp cùng các đơn vị liên quan đã và đang xây dựng phương án phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường KCN; tổ chức diễn tập, vận hành và củng cố, bổ sung lực lượng, đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết để đảm bảo an toàn môi trường.

Ông Hoàng Trung Kiên cho biết: Tỉnh Quảng Ninh đã duy trì tỷ lệ 100% các KCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn môi trường. Hiện có 7 KCN đã hoàn thành xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung, quan trắc nước thải tự động (tăng 2 trạm xử lý nước thải tại KCN Sông Khoai và KCN Nam Tiền Phong), trong đó, 6 KCN đã có dự án đầu tư thứ cấp đang hoạt động (gồm Hải Yên, Texhong Hải Hà, Cái Lân, Việt Hưng, Đông Mai, Sông Khoai).

Khu vực xử lý nước thải thuộc KCN Sông Khoai

Khu vực xử lý nước thải thuộc KCN Sông Khoai

Còn theo đại diện KCN Đông Mai cho biết, xác định sản xuất phải đi đôi với đảm bảo an toàn cho môi trường, từ khi đưa vào hoạt động đón các nhà đầu tư thứ cấp, phía chủ đầu tư và địa phương đã nỗ lực hoàn thiện, vận hành hiệu quả các hệ thống quan trắc, giám sát môi trường tự động và hệ thống xử lý nước thải.

Đến nay, trạm xử lý nước thải của KCN Đông Mai được đầu tư đồng bộ, hiện đại, ứng dụng công nghệ xử lý hóa học, vật lý, kết hợp với vi sinh, đảm bảo nguồn nước đầu ra tuân thủ đúng quy chuẩn các bộ, ngành chức năng quy định. Về phía các doanh nghiệp thứ cấp cũng đều có hệ thống xử lý nước thải sơ bộ trước khi đưa về trạm xử lý chung của KCN.

Cũng theo đại diện KCN Đông Mai, để đáp ứng đầy đủ các quy định về xử lý nước thải đối với quản lý vận hành KCN Đông Mai, giai đoạn 2 của nhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất 3.200m3/ngày đêm đang được đơn vị này đầu tư. Dự kiến sau khi hoàn thành vào năm 2023 sẽ đưa tổng công suất xử lý lên hơn 6.000m3/ngày đêm.

>>>Quảng Ninh: Hình thành chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP bền vững

Theo đại diện công ty TNHH KCN Texhong Việt Nam, cho biết, sản xuất sợi dệt, may mặc được xác định có nhiều yếu tố dễ gây ảnh hưởng cho môi trường. Do vậy, doanh nghiệp đã lựa chọn những công nghệ hiện đại để thu dung, xử lý nguồn nước thải đối với các nhà máy. Ngoài ra, trong KCN còn triển khai trồng nhiều cây xanh, tạo nên không gian xanh, sạch.

Giám sát chặt chẽ quá trình xả thải trong KCN

Quảng Ninh hiện là địa phương có các hoạt động kinh tế diễn ra sôi động. Năm 2022, các KCN, KKT thuộc quản lý của BQL KKT Quảng Ninh đã thu hút được 52.688 tỷ đồng, trong đó, vốn FDI là 623,8 triệu USD. Các doanh nghiệp FDI đã đi vào hoạt động có doanh thu tốt, đạt 2,5 tỷ USD, bằng 161% kế hoạch; nộp ngân sách nhà nước hơn 900 tỷ đồng.

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2021-2025, tỉnh đặt mục tiêu thu hút vốn đăng ký đầu tư nước ngoài đạt khoảng 2,5-3 tỷ USD, giai đoạn 2026-2030 đạt 3-4,5 tỷ USD; vốn thực hiện giai đoạn 2021-2025 đạt 1,5-2 tỷ USD, giai đoạn 2026-2030 khoảng 2-3 tỷ USD. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, bảo vệ môi trường, hướng đến công nghệ cao tăng trên 50% và đến năm 2030 tăng 100% so với năm 2018.

Công nhân làm việc tại KCN Cái Lân, tỉnh Quảng Ninh (Ảnh: Báo Quảng Ninh)

Công nhân làm việc tại KCN Cái Lân, tỉnh Quảng Ninh (Ảnh: Báo Quảng Ninh)

Để đạt được mục tiêu này, theo đại diện UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, địa phương đã xác định không thu hút đầu tư các dự án có nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường, công nghệ lạc hậu. Đồng thời, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu, trong đó tập trung vào các ngành công nghiệp sản xuất có giá trị gia tăng cao, công nghiệp điện, điện tử, vật liệu mới…

Ông Hoàng Trung Kiên chia sẻ: Trong năm 2023, đơn vị xây dựng kế hoạch kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về quy hoạch, môi trường và lao động, đầu tư đối với các doanh nghiệp đang hoạt động, sản xuất kinh doanh tại KCN, KKT trên địa bàn. Đồng thời, đôn đốc, giám sát các doanh nghiệp trong KCN thực hiện khắc phục, hoàn thiện các nội dung tồn tại sau kiểm tra, thanh tra, giám sát thuộc địa bàn quản lý.

Còn theo ông Phạm Văn Cường - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh cho biết: thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình xây dựng, vận hành và hiệu quả hoạt động của hệ thống quan trắc, xử lý thải của các dự án trong các khu, cụm công nghiệp để đảm bảo thực hiện tốt định hướng về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo.

Đồng thời, tổ chức tốt việc giám sát thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường và nâng cao chất lượng thẩm định đánh giá tác động môi trường đối với tất cả các dự án trên địa bàn; rà soát, đôn đốc thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán có liên quan đến bảo vệ môi trường…, ông Văn Cường chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng Ninh: Quyết liệt chống buôn lậu trên tuyến biển trong những ngày cận Tết

    Quảng Ninh: Quyết liệt chống buôn lậu trên tuyến biển trong những ngày cận Tết

    00:06, 10/01/2023

  • Quảng Ninh: Không để người lao động nào không có Tết

    Quảng Ninh: Không để người lao động nào không có Tết

    21:26, 09/01/2023

  • Quảng Ninh: Cửa khẩu Móng Cái tăng tốc từ những ngày đầu năm

    Quảng Ninh: Cửa khẩu Móng Cái tăng tốc từ những ngày đầu năm

    01:20, 07/01/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quảng Ninh: Tăng “xanh” giảm “nâu” trong khu công nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO